Sách nuôi dạy trẻ
-
Sơ Cứu Tâm Trí Con Trẻ
“Số lượng trẻ em đang gặp phải những rối loạn về lo âu, căng thẳng đang ngày càng tăng lên. Các chuyên gia đổ lỗi cho:Sự gia tăng các kỳ thi ở trườngÁp lực phải sống ảo và nổi tiếng trên mạng xã hộiNhững rạn nứt trong gia đìnhNỗi lo về tiền bạc“xã hội tin tức 24 giờ” cùng dòng thông tin không ngừng chảy vào mỗi ngôi nhà, mà đa số trong đó là những tin tiêu cực.”Trong bối cảnh xã hội như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mức độ lo âu của trẻ tăng lên, và theo đó, lo lắng cho con mình bị lo âu cũng lại làm cho cha mẹ… mất ngủ. Trong khi đó hầu hết các bậc cha mẹ đều thừa nhận rằng mình không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ con vượt qua những khó khăn này.“Việc sống với cảm giác lo âu có thể gây những hậu quả lâu dài và khắc nghiệt, trẻ có thể “phát triển” thành thứ chúng sợ thay vì thoát khỏi cảm xúc đó. Lo âu có thể làm chậm quá trình phát triển cảm xúc và cản trở hoạt động của trẻ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nó ngăn trẻ kết bạn, tham gia các hoạt động xã hội, làm tốt bài thi và phát huy hết tiềm năng của mình. Tệ hơn nữa, những người bị lo âu và trầm cảm khi còn nhỏ có khả măng mang theo những vấn đề này tới tuổi trưởng thành.#Sơ_cứu_tâm_trí_con_trẻ sẽ chỉ ra:Sự khác biệt giữa sự sợ hãi, ám ảnh và lo âu;Cách tâm trí chúng ta hoạt động;Cách câu từ và ngôn ngữ ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của chúng ta;Điều nên nói và không nên nói với một đứa trẻ lo âu;Cách những khám phá mới nhất trong lĩnh vực khoa học thần kinh có thể giúp chúng ta giành quyền kiểm soát;Các kỹ thuật và liệu pháp tâm lý tiên tiến để giải quyết nỗi lo âu.”Thiết thực, dễ hiểu, với các biện pháp có thể thực hiện ngay, #Sơ_cứu_tâm_trí_con_trẻ thực sự cần cho mỗi gia đình có con nhỏ trong “hành tinh lo âu” ngày nay. Và cho những “gia đình” lớn hơn, là các trường Mầm non, Tiểu học.(Thanh Thủy) -
Tâm Trí Thẩm Thấu
Cuốn sách này được viết ra dựa trên những bài giảng của Bác sĩ Maria Montessori tại Ahmedabad, trong Khóa Đào tạo đầu tiên trong thời gian bà bị giữ lại ở Ấn Độ cho đến cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Ở đây bà đã tiết lộ những năng lực tinh thần độc đáo của đứa trẻ, những năng lực đã giúp đứa trẻ kiến tạo và thiết lập một cách vững chắc tất cả những đặc điểm của nhân cách con người chỉ trong một vài năm, không cần đến người thầy nào, không cần đến bất cứ sự hỗ trợ thông thường về mặt giáo dục nào, mà thực tế hầu như đều bị bỏ rơi hoặc thường bị cản trở. Những thành tựu đạt được của một cá thể, yếu ớt về mặt thể chất, dù được sinh ra với những tiềm năng to lớn, nhưng thực tế chưa đạt được bất cứ yếu tố nào trong đời sống tinh thần, một thực thể có thể được gọi là con số không, nhưng chỉ sau sáu năm đã vượt qua tất cả mọi sinh vật khác. Đây thật sự là một trong những điều bí ẩn to lớn nhất của sự sống.
Trong cuốn sách này, Bác sĩ Montessori không chỉ làm sáng tỏ những hiểu biết sâu sắc của bà, dựa vào sự quan sát thấu đáo và những nhận định xác đáng về những hiện tượng của giai đoạn sớm nhất nhưng mang tính quyết định nhất của cuộc đời này, mà còn chỉ ra trách nhiệm của người lớn đối với thời kỳ này. Thật sự, bà đã đem đến một ý nghĩa thực tiễn đối với sự cần thiết của khái niệm mà ngày nay được toàn thể nhân loại chấp nhận, đó là “giáo dục từ khi sinh ra đời”. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi giáo dục trở thành một “sự trợ giúp cho cuộc sống” và khi giáo dục vượt qua được những giới hạn hạn hẹp của việc giảng dạy và truyền tải trực tiếp những kiến thức hay những lý tưởng từ người này sang người khác.
Một trong những nguyên tắc được biết đến nhiều nhất của Phương pháp Montessori là “sự chuẩn bị môi trường”; vào giai đoạn cuộc đời rất lâu trước khi trẻ đủ tuổi đi học, nguyên tắc này sẽ cung cấp một chìa khóa để hiện thực hóa việc giáo dục từ khi sinh ra đời, để đạt được sự nuôi dưỡng thực sự một con người ngay từ chính giai đoạn khởi đầu cuộc sống. Đây là một lời khẩn cầu dựa trên những nền tảng khoa học, nhưng cũng là lời khẩn cầu từ một người đã chứng kiến và đã trợ giúp những tiết lộ của bản chất đứa trẻ trên toàn thế giới, những tiết lộ của những giá trị cao quý về trí tuệ và tinh thần, điều đã tạo ra một sự tương phản đáng kinh ngạc với bức tranh hiện thực của nhân loại, mà ở đó, con người bị bỏ rơi trong giai đoạn kiến tạo, sẽ lớn lên trở thành như một mối đe dọa to lớn nhất cho sự tồn tại của chính mình.
Một cuốn sách không chỉ mang đến sự hiểu biết về đứa trẻ, về tầm quan trọng của giáo dục trong những năm đầu đời mà còn giúp người đọc hiểu về nhân loại, về xã hội loài người từ một góc nhìn đầy nhân văn trong mối tổng hòa của tự nhiên, của vũ trụ.
Nhưng nếu được phép mang một thông điệp duy nhất từ cuốn sách đến với những người làm cha mẹ, và tất cả những người có chung tình yêu với đứa trẻ, thì đó chỉ có thể là: chúng ta hãy cùng nhau tận hưởng tình yêu của chúng ta với đứa trẻ bằng một tình yêu thông thái, để cuộc sống của chúng ta và vạn vật trên thế giới ngày một tươi đẹp và hòa hợp hơn. -
Bản Đồ Làm Cha Mẹ
“Điều quan trọng NHẤT bạn phải nhận ra khi nuôi con là không phải mình đang nuôi dưỡng một “bản sao thu nhỏ”, mà là một linh hồn sống động và riêng biệt. Vì lý do này, cần phải chú ý phân biệt cho rõ: mình là ai, và TỪNG đứa con của mình là ai. Con cái không phải là vật sở hữu của ta theo bất cứ cách nào. Khi hiểu sâu sắc điều này, ta biết điều chỉnh cách nuôi dưỡng con theo nhu cầu CỦA CON, chứ không phải nhào nặn con cho vừa với nhu cầu của ta.Ta muốn con cái có được điều mà ta cho là “tốt đẹp nhất” nhưng trong quá trình nỗ lực để đạt được điều này, ta dễ dàng quên mất điều quan trọng nhất đối với con là quyền được là chính mình và sống cuộc đời đúng với tâm hồn độc đáo của con.Chẳng có gì ngạc nhiên khi cha mẹ không bắt nhịp được với bản chất con người trong con.Làm sao có thể lắng nghe con cái khi nhiều người lớn chúng ta hầu như chẳng bao giờ lắng nghe CHÍNH BẢN THÂN MÌNH?Làm sao thấu hiểu được tâm hồn, cảm nhận được nhịp đập trái tim con khi chúng ta còn chẳng thể làm được điều đó với cuộc sống của CHÍNH MÌNH?Khi CHÍNH CHA MẸ còn lạc lối thì câu chuyện nhiều trẻ em lớn lên mất phương hướng, sống khép kín và thiếu đam mê cũng điều dễ lý giải.Khi không có sự kết nối với nội tâm, ta đánh mất bản năng làm cha mẹ và dạy con trong tỉnh thức”.Vậy thì,Làm sao dạy con theo đúng cách mà con thực sự cần và trở thành bậc cha mẹ mà con xứng đáng?Làm sao vượt qua được nỗi sợ hãi thay đổi và trưởng thành để đáp ứng yêu cầu của tâm hồn con?Làm sao nhận ra chính con cái thức tỉnh chúng ta như thế nào?Làm sao để chấp nhận con, cũng như chấp nhận chính bản thân mình?Làm sao để chuyển hoá những vết thương, những “di sản” cảm xúc mà ta mang từ thời thơ ấu?“Phương pháp làm cha mẹ tỉnh thức không dành cho người nhát gan. Nó dành cho những người dũng cảm. Nó dành cho những người dám phá vỡ khuôn mẫu và những người dám đập tan ảo tưởng – cho những người dám rời bỏ đám đông và bắt đầu lại từ đầu, cho dù điều đó có nghĩa là họ sẽ phải đơn thương độc mã một thời gian. Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ – và tôi sẽ không dối bạn, việc đó thực sự đáng sợ – phương pháp làm cha mẹ tỉnh thức hứa hẹn sẽ đem đến một điều trước giờ chưa từng có:sự kết nối chân thực giữa bạn và con cái, cho phép bạn trân trọng con người đích thực của bạn và con bạn mà không cần viện đến các biện pháp thao túng hay kiểm soát.sự kết nối mà trong đó, cả bạn và con đều có thể làm chủ và trân trọng giá trị của mình.Nếu bạn khao khát sự kết nối như thế này bấy lâu nay, vậy thì quyển sách #Bản_đồ_làm_cha_mẹ này là dành cho bạn! -
Những Quy Luật Tự Nhiên Của Trẻ – Cuộc Cách Mạng Trong Giáo Dục Mầm Non Từ...
“Mục đích của cuốn sách này là làm sáng tỏ những nguyên tắc quan trọng của quá trình học tập và phát triển:đó là trẻ nhỏ cần được nuôi dưỡng trí thông minh mang đặc tính mềm dẻo một cách khó tin thông qua việc được tiếp xúc với thế giới,được tự mình thực hiện những trải nghiệm đa dạng mang lại hứng thú trong một môi trường được tổ chức tốt, bên cạnh những con người thuộc nhiều lứa tuổi luôn ủng hộ và tin tưởng trẻ.Tác giả của #Những_quy_luật_tự_nhiên_của_trẻ là một nhà thực hành, cô trực tiếp dẫn dắt trường mầm non Gennevilliers, ngoại ô Paris. Mặc dù chỉ hoạt động BA năm, nhưng những tổng kết và chia sẻ của Céline Alvarez đặc biệt hữu ích đối với phụ huynh và giáo viên mầm non, những người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm lo, và thực sự quan tâm đến những MẦM NON của chính mình.Các bạn có con nhỏ, sắp có con nhỏ cần đặc biệt đọc kỹ chương 1 của cuốn sách về “Trí thông minh mềm dẻo của con người”.Các bạn giáo viên sẽ tham khảo được rất nhiều trong chương 2: “Trợ giúp sư phạm” và chương 3: “Khích lệ sự phát triển các kỹ năng – nền tảng của trí thông minh”.Các bạn có thể cũng sẽ rất quan tâm đến kiểu cấu trúc lớp học nhiều lứa tuổi và nhận ra những ưu điểm của loại hình này.Bác bán sách đặc biệt giới thiệu cuốn này với các bạn chủ trường/hiệu trưởng trường tư thục nơi các bạn ít nhiều “có quyền vận hành ngôi nhà của các bạn” (trong khi những người có chức có quyền còn đang mải tranh luận và vẽ vời).Sẽ có cả một số điều gây tranh cãi, nghi ngại nhưng điều chúng ta cần là “nhớ lại” những nguyên tắc, những quy luật của việc học và tham khảo “người ta” áp dụng nó như thế nào, từ đó tìm cách ứng dụng trong “nhà” của mình.Trích “tâm tình” hợp lòng người làm nghề đây ạ:“Hãy dừng việc vẽ ra nghìn lẻ một kiểu cách tân sư phạm, nghìn lẻ một phương pháp kiểu mới: giải pháp thực sự đơn giản hơn thế nhiều, chỉ là chúng yêu cầu ta phải nghiêm túc xem xét lại quan điểm của mình. Hãy TRAO CHO TRẺ những gì chúng muốn, tức là ĐƯỢC TỰ DO HOẠT ĐỘNG trong một môi trường đa dạng, nơi chúng có thể SỐNG CÙNG NHAU và VỚI CHÚNG TA, trong các mối quan hệ TIN TƯỞNG VÀ NHÂN TỪ. Hãy để cho các con được cùng nhau vui cười, sáng tạo, va chạm,…Điều cốt lõi là phải hiểu rằng nhiệm vụ chính của chúng ta không phải là “làm một điều gì đó”, và phát minh thêm “phương pháp” mới nào khác; mà quan trọng là không nên can dự vào nhiệm vụ của trẻ, và phải tôn trọng những quy luật, những chỉ thị từ nội tâm của chúng.Vai trò thực sự của người lớn là BIẾT những điều này để KHÔNG “đốt cháy giai đoạn”.#Sách_hay (chả thế được dịch ra 12 thứ tiếng mới trong vòng chưa tới 10 năm).(Thanh Thuỷ) -
Giờ Tạm Nghỉ Tích Cực
Giờ tạm nghỉ (Time out – tạm ngừng một hoạt động gì đó trong một khoảng thời gian ngắn để lấy lại bình tĩnh, cân bằng cảm xúc) là một trong những phương pháp kỷ luật (hình phạt) phổ biến nhất được sử dụng trong gia đình và trường học. Nó thường là một trải nghiệm dễ gây cho trẻ em cảm giác hổ thẹn và chán nản. Cuốn sách này sẽ đưa ra những cách sử dụng thời gian tạm nghỉ hiệu quả để biến nó trở thành một trải nghiệm tích cực cho trẻ, giúp cho các em học được cách tự chủ và rèn tính tự kỷ luật trong khi vẫn tăng cường sự tự tin, lòng can đảm và tính tự chủ ở trẻ.
Giờ tạm nghỉ Tích cực– Một kỹ năng sống quan trọng
Nhận biết được khi nào chúng ta cần dành thời gian để lấy lại bình tĩnh, cân bằng cảm xúc, sử dụng trí tuệ bên trong và lý trí đúng cách là một kỹ năng sống quan trọng. Thay vì sử dụng giờ tạm nghỉ như một hình phạt, người lớn có thể dùng nó để dạy trẻ kỹ năng sống quan trọng này.
Giờ tạm nghỉ chỉ có hiệu quả khi nó được thực hiện theo hướng tích cực, khích lệ, trao quyền, và không bao giờ coi đó là hình phạt. Cuốn sách này sẽ giúp cho phụ huynh và thầy cô phân biệt rõ giữa sử dụng sai cách và sử dụng đúng cách giờ tạm nghỉ, diễn giải về khác biệt giữa tạm nghỉ tích cực mang giá trị tốt đẹp và tạm nghỉ phạt lỗi mang lại tiêu cực cho trẻ nhỏ. Mặc dù việc ứng dụng giờ tạm nghỉ phạt lỗi khiến trẻ thấy xấu hổ và có thể làm ngưng hành vi của mình, nhưng cách ứng dụng này cũng gây ra những thương tổn cảm xúc cho các em.
Giờ tạm nghỉ Tích cực – một cách để khích lệ trẻ em
Giờ tạm nghỉ Tích cựckhông phải là cách duy nhất để khuyến khích và trao quyền cho trẻ em. Cuốn sách này còn bao gồm nhiều phương pháp khác để hạn chế xung đột với con trẻ. Tất cả đều được thiết kế để khuyến khích sự hợp tác hơn là nuôi dưỡng nỗi oán giận và thái độ nổi loạn. Tất cả các phương pháp này được dựa trên nền tảng của việc đề cao phẩm giá và sự tôn trọng, và mục tiêu dạy cho trẻ em những kỹ năng sống cần thiết, sẽ giúp trẻ phát triển trở thành một công dân tương lai thành công, hạnh phúc và mang lại nhiều đóng góp cho xã hội. Và tất cả những phương pháp thảo luận trong cuốn sách này đã đạt được kết quả quan trọng bởi hai tiêu chí:
1. Trẻ em được tham gia và được tôn trọng bất cứ khi nào có thể.
2. Tất cả các phương pháp này đều kết hợp đồng thời thái độ mềm mỏng và kiên định.
Cha mẹ và thầy cô hãy cùng thực hiện ước mơ xóa bỏ giờ nghỉ phạt lỗi, để chúng ta có thể trao quyền cho trẻ em thông qua việc thực hiện Giờ tạm nghỉ Tích cực và các phương pháp kỷ luật tích cực khác.
-
Kỷ Luật Tích Cực Cho Ba Năm Đầu Đời
Kỷ luật Tích cực cho ba năm đầu đời nằm trong series sách best-seller Kỷ luật Tích cực của tác giả Jane Nelsenvới hơn hai triệu bản đã được bán ra trên toàn thế giới. Ấn bản nàyđược cập nhật với những công cụ mới nhất dành cho cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ tận hưởng khoảng thời gian ba năm đầu đời của trẻ một cách bình tĩnh, thư giãn, không căng thẳng, bấn loạn… Cuốn sách đồng thời cung cấp cho cha mẹ những kiến thức và kỹ năng thiết yếu để giúp đứa con bé bỏng của bạn hình thành những thới quen và đức tính tốt trong tương lai.
**
“Một số phụ huynh nhiều năm qua đã thắc mắc: “Anh/chị có thể áp dụng Kỷ luật Tích cực với trẻ nhỏ ở những năm tháng đầu đời được thật sao? Tại sao chúng tôi cần phải áp dụng kỷ luật với trẻ sơ sinh và trẻ mới chập chững tập đi?”. Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ nhận ra rằng chúng tôi không hề khuyến khích bạn sử dụng hình phạt với trẻ nhỏ ở bất kỳ độ tuổi nào. Thay vào đó, chúng tôi tin tưởng rằng phương pháp Kỷ luật Tích cực dạy trẻ theo phương thức linh hoạt, tử tế và tôn trọng; truyền tải các kỹ năng xã hội và kỹ năng sống quý báu làm nền tảng cho sự thành công của các em trong các mối quan hệ xã hội và trong cuộc sống…”
**
“Kỷ luật Tích cực không phải là giải quyết vấn đề một cách tức thì, mà Kỷ luật Tích cực chính là tạo nên một môi trường để trẻ em có thể tự đưa ra quyết định lành mạnh đi theo các em trong suốt cuộc đời.”
-
Kỷ Luật Tích Cực Dành Cho Trẻ Mẫu Giáo
Trong suốt 25 năm qua, Kỷ luật Tích cực đã luôn là chuẩn mực vàng cho những ai làm việc với trẻ em. Và giờ đây, ba tác giả gồm Jane Nelsen, nhà giáo dục, nhà tâm lý học uy tín; Cheryl Erwin, chuyên gia, diễn giả, tác giả và đồng tác giả sách và cẩm nang về hôn nhân và gia đình, nuôi dạy con cái và Roslyn Ann Duffy, cùng hợp tác đem đến cho chúng ta một phiên bản mới, cập nhật và mở rộng hơn – KỶ LUẬT TÍCH CỰC DÀNH CHO TRẺ MẪU GIÁO. Chiếc chìa khóa then chốt trong Kỷ luật Tích cực không phải là sự trừng phạt, mà là sự tôn trọng. Cả ba tác giả đã từng đào tạo, khai vấn giúp nhiều phụ huynh và giáo viên học cách cư xử vừa mềm mỏng vừa kiên quyết, để bất kỳ đứa trẻ nào – từ em bé 3 tuổi chập chững tập đi đến một bạn tuổi teen nổi loạn – cũng có thể học được cách hợp tác thật linh hoạt và tinh thần kỷ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng. Trong phiên bản thứ tư được sửa đổi và cập nhật này bao gồm một chương mới về tầm quan trọng của việc vui chơi và trải nghiệm ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, cùng với thông tin mới về khả năng sẵn sàng đi học, sự phát triển não bộ của trẻ em và học tập về mặt cảm xúc xã hội, Kỷ luật Tích cực dành cho trẻ mẫu giáo sẽ giúp cha mẹ hiểu con mình và đưa ra những phương pháp sớm để nuôi dạy một đứa trẻ có trách nhiệm, lòng tôn trọng, sự tự chủ và tháo vát. Và các giáo viên mầm non qua cuốn sách này sẽ hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng xử với con trẻ vừa mềm mỏng vừa kiên định và phương pháp này được biểu hiện ra sao, nhằm giúp trẻ phát triển năng lực bản thân, có cảm giác kết nối và yêu thương.
Trong cuốn sách này, bạn cũng sẽ tìm thấy các giải pháp thiết thực về cách:
– Dạy các kỹ năng xã hội thích hợp ngay từ khi còn nhỏ.
– Tránh những xung đột thường gặp khi rèn trẻ ngủ, ăn và tập ngồi bô.
– Xem hành vi sai hướng là cơ hội để dạy trẻ kỷ luật tích cực mà không trừng phạt.
– Nuôi dưỡng và thúc đẩy đúng cách mong muốn bẩm sinh của trẻ là được mang lại giá trị cho người khác, được chịu trách nhiệm và đóng góp.
Những lời khuyên thực tế từ cuốn sách đầy sự thông thái và nhân văn này, cùng với hàng trăm câu chuyện về Kỷ luật Tích cực trong thực tiễn đã đem lại lợi ích cho hàng triệu trẻ em. Hãy dành tặng cho con bạn những công cụ mà con cần để có một cuộc đời an nhiên, hạnh phúc khi trưởng thành.
-
Các Lý Thuyết Về Trẻ Em Của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget Và Vygotsky
Các lý thuyết về trẻ em là cuốn cẩm nang dành cho những người thực hành, cũng như là một cuốn giáo trình cho các trường cao đẳng và chuyên nghiệp. Nó được xây dựng dành cho người làm việc với trẻ nhỏ, cho những ai muốn hiểu hơn về việc trẻ nghĩ và hành động như thế nào và làm thế nào để làm việc hiệu quả hơn với trẻ. Nó bắt đầu bằng một thảo luận về tính chất tương tác ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa lý thuyết và thực hành, cần thiết để làm cho cả lý thuyết và thực hành có ý nghĩa hơn. Nó bao gồm thông tin và những suy nghiệm về công trình của năm trong số những người đóng góp chính cho kho kiến thức về trẻ em, là cơ sở cho những thực hành tốt nhất của chúng ta trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Nó là sách nhập môn cơ bản chứ không mang tính hàn lâm hay lý luận. Tôi hy vọng sẽ khơi gợi được lòng ham học hỏi của những người quan tâm đến mối liên hệ từ lý thuyết đến thực hành và tác động của nó tới những đứa trẻ, những giáo viên và những lớp học trong đời thực. Vì lý do này nên mỗi chương đều kết thúc bằng những câu hỏi thảo luận và những gợi ý đọc thêm.
Những câu chuyện chia sẻ ở đây được lấy từ các lớp học đời thực, nơi tôi trực tiếp làm việc hoặc quan sát những giáo viên khác làm việc. Mỗi chương sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của từng nhà lý thuyết. Những câu chuyện từ lớp học đời thực sẽ được dùng để minh họa cho quan điểm trong các tác phẩm của họ. Đây không phải một cuốn sách nhập môn toàn diện về lĩnh vực này, cũng không đề cập được trọn vẹn về mỗi lý thuyết gia. Tôi hy vọng cuốn sách nhập môn ngắn gọn cơ sở lý thuyết về trẻ mầm non này sẽ cung cấp cho bạn đọc nền tảng cơ bản để hiểu sự phát triển của trẻ ảnh hưởng tới cách thức chúng ta làm việc với trẻ em trong các chương trình giáo dục mầm non như thế nào và sẽ khích lệ chúng ta tiếp tục tìm hiểu các tài liệu chuyên sâu hơn.
-
Thất Bại Tích Cực – Chìa Khóa Thành Công Cho Con
Cha mẹ cần biết cách tập cho con tính can đảm và bền bỉ, kiên cường trước các thất bại – Đó chính là nội dung cuốn sách “Thất bại tích cực – chìa khóa thành công cho con” muốn mang đến cho phụ huynh, giúp trẻ trở thành một người học chủ động, trở thành người sống chủ động và thành công trong tương lai.
Lance G King là một nhà nghiên cứu giáo dục, ông cũng là một giáo viên và là diễn giả được săn đón trên thế giới. Ông cũng là tác giả của nhiều đầu sách viết về phương pháp học tập hiệu quả dành cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. Ông là người sáng lập chương trình The Art of Learning được triển khai ở 250 trường tại 33 quốc gia. Trong suốt 22 năm qua, chương trình của ông đã giảng dạy cho hơn 200.000 học sinh, đào tạo hàng nghìn giáo viên và tổ chức rất nhiều hội thảo dành cho cha mẹ. Ông cũng là tác giả của giáo trình dạy Kỹ năng Thế kỷ XXI của các trường Tú tài Quốc tế (IB) hiện đang được sử dụng ở 4.000 trường học tại 150 quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam, ông đã biên soạn riêng cho Vinschool giáo trình Cẩm nang Vinser: Kỹ năng học tập để thành công và tổ chức đào tạo cho giáo viên của hệ thống trường học Vinschool.
Một số kỹ năng học tập được ông đề cập trong cuốn sách:
Kỹ năng học tập:
- Bộ kỹ năng nhận thức: kỹ năng ghi chép, quản lý thời gian, lên kế hoạch, hiểu sở thích học tập của bản thân, tự đánh giá kết quả như thế nào?…
- Bộ kỹ năng cảm xúc: cách rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, tập trung hay bất kỳ một phẩm chất nào cha mẹ muốn ở trẻ.
- Bộ kỹ năng siêu nhận thức: cách đặt mục tiêu, kỹ năng học tập đa giác quan, hay cách lập sổ theo dõi học tập… để việc học thật sự hiệu quả.
Phương pháp tạo ra động lực học tập nội tại:
- Giúp trẻ tìm thấy niềm đam mê học tập, khao khát khám phá, thử thách bản thân.
- Giúp trẻ trở thành một người học bền bỉ, tập trung vào sự tiến bộ của bản thân.
- Giúp cha mẹ biết cách khen ngợi, đánh giá quá trình nỗ lực học tập, chứ không chỉ quan tâm đến điểm số của con.
- Giúp cha mẹ biết cách hình thành cho con thái độ tích cực trước thất bại – THẤT BẠI TÍCH CỰC. Đây chính là chìa khoá giúp trẻ trở thành một người học chủ động, trở thành người sống chủ động và thành công trong tương lai.
-
Nghệ Thuật Trò Chuyện Và Lắng Nghe Con Trẻ – Con Ơi, Con À
“Trong việc dạy dỗ con cái có những thay đổi rất nhỏ từ phía cha mẹ có thể mang đến những thành quả lớn không ngờ. Đó là thay đổi “lời nói”. Chỉ cần thay đổi lời nói một chút mỗi ngày thôi thì việc nuôi dạy trẻ cũng sẽ khác đi rất nhiều.Tuy nhiên, “lời nói” không phải thứ có thể thay đổi dễ dàng. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, hẳn có nhiều lúc các bạn không biết mình cần phải nói gì với các con.”Xuất phát từ thực tế công việc của mình, tác giả OH EUN YOUNG đã “nảy ra ý tưởng hướng dẫn cha mẹ những lời nói cần thiết khi gặp phải những tình huống khó xử với con trẻ.”Ngoài hơn 100 tình huống thường làm điên đầu các bậc cha mẹ (đặc biệt là cha mẹ nuôi con đầu lòng) với những hướng dẫn thực hành lời nói cụ thể tuỳ theo từng thời kỳ trưởng thành của trẻ, tác giả còn “kể” những “Câu chuyện giáo dục”, giúp cha mẹ hiểu hơn về đặc điểm phát triển của con cái. -
Happy Children – Hiểu Về Sự Phát Triển Của Trẻ Để Nuôi Dạy Con An Lạc Và...
Hạnh phúc biết bao khi một đứa trẻ chào đời khỏe mạnh, và cũng thật lo lắng biết bao khi đón một đứa trẻ gặp khó khăn hoặc bệnh tật ra đời. Là cha mẹ, chúng ta rất dễ bị tổn thương và tình yêu của chúng ta chính là nguồn gốc của sự lo lắng. Khoảnh khắc chào đời này chỉ là khởi đầu của một hành trình dài sẽ tiếp tục trong suốt cuộc đời của chúng ta.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với con cái mình và đó là lý do tôi viết cuốn sách, với hy vọng nó sẽ phần nào hỗ trợ các bậc cha mẹ một số hiểu biết về trẻ em, sự phát triển, nhu cầu của chúng và bằng cách chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc nuôi dạy trẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục.
Ba khía cạnh phụ thuộc lẫn nhau trong phát triển khi chúng ta cố gắng tìm hiểu một đứa trẻ, có một số yếu tố tương tác theo những cách phức tạp:
– Đầu tiên là yếu tố di truyền. Yếu tố này đóng vai trò quan trọng nhưng, không giống như động vật, chỉ hiểu về yếu tố di truyền thì không đủ để hiểu sự phát triển và hành vi của con người.
– Yếu tố quan trọng thứ hai là môi trường, bắt đầu với gia đình, bạn bè và kế đến là xã hội nói chung.
– Nhưng cũng có một chiều thứ ba khá bí ẩn, đó là chính bản thân đứa trẻ.
Là cha mẹ, nếu ai có nhiều hơn một đứa con, chúng ta sẽ biết rất rõ rằng trải nghiệm sinh nở mỗi lần đều khác nhau và mỗi đứa trẻ sẽ là một cá thể duy nhất. Mặc dù hai đứa trẻ có cùng cha mẹ, lớn lên trong cùng một gia đình, cùng khu phố, học cùng trường và chơi với cùng bạn bè nhưng chúng có thể trở nên rất khác nhau, mỗi đứa có một tính cách khác biệt, có những thị hiếu, sở thích, tài năng riêng và có thể có nhiều điểm khác nhau khi lớn lên. Chúng ta phải nhận định rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất. Mỗi người được sinh ra với những thôi thúc riêng, ý định riêng, số phận riêng. Và chúng ta phải tôn trọng điều đó. Chúng ta không ở đây để quyết định đứa trẻ nên trở thành người như thế nào. Chúng ta ở đây để tạo điều kiện tốt nhất có thể giúp đứa trẻ dần dần tìm thấy sứ mệnh và số phận của chính mình.
-
Đổi Mới Giáo Dục Và Đào Tạo – Xây Dựng Những Người Hạnh Phúc Nhờ Sáng...
Triết lý khoa học và giáo dục Việt Nam hiện nay là duy trì một nền giáo dục vẫn chưa tiến lên ngang hàng với khoa học, một nền giáo dục hoài cổ dưới quyền điều khiển của nhà nước, chỉ được phép đào tạo những ngành khoa học vốn đã tồn tại ở Việt Nam, nhằm đào tạo ra những con rô-bốt vụng về với vốn tích lũy là những bài mẫu trong khuôn khổ vốn hiểu biết hạn chế của các nhà soạn thảo chương trình.