Dành cho giáo viên
-
Hạnh Phúc Dẫn Lối Thành Công – Thực hành giáo dục tích cực trong gia đình và...
Cuốn sách “Hạnh phúc dẫn lối thành Công: Thực hành Giáo dục tích cực trong Gia đình và Nhà trường” này là ấp ủ của cả 3 tác giả theo đúng cách tiếp cận “Giáo dục lấy con người làm trọng tâm”. Nên sách gồm 3 chương rất rõ rệt cho Học sinh [Chương 1], Phụ huynh [Chương 2] và Giáo viên [Chương 3].
Cuốn sách lấy một cái tên rất có tính “Gợi” để xoá bỏ cái định kiến ranh giới bấy lâu nay giữa Hạnh Phúc và Thành Công. Tại sao Hạnh Phúc và Thành Công cứ phải ở 2 đầu đối lập cơ chứ? Chẳng lẽ một người bắt buộc chỉ được chọn 1 trong 2 ư? Hay có khi là chúng ta đang cực đoan đến mức nhầm lẫn? Hãy đọc cuốn sách và bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
Cuốn sách này, mỗi chương đều thấm đẫm tinh thần của Giáo Dục Tích Cực [Positive Education]. Các phần được viết theo ẩn ý từ “Mô hình An Lạc PERMA” của Giáo sư tâm lý học nổi danh Martin Seligman. Đó là
– Để con được Buồn; Làm người – một hành trình cảm xúc; Hạnh phúc và Khổ đau, có nhau thì mới đủ [Positive Emotion]
– Để con được làm điều mình thích; Đừng từ bỏ giấc mơ đời mình; Dấn thân vào nghề Giáo [Engagement]
– Một ai đó để thương; Con cần một cái ôm [Relationship]
– Con làm gì đây khi sớm mai thức dậy; Ý nghĩa cuộc đời, tìm đâu cho có; Sống một đời Ý nghĩa [Meaning]
– Thành công như Con muốn; Hạnh Phúc và Thành Công – không ở 2 đầu đối lập; Ngày mai hoa sẽ nở [Accomplishment]
Cuốn sách này viết cho mọi đối tượng mà không giới hạn độ tuổi bạn đọc. Chỉ cần bạn là người quan tâm đến tương lai của Nhân loại – đó chính là trẻ em, thanh thiếu niên, và làm sao để giúp chính chúng ta, dưới vai trò là Cha mẹ, Thầy cô, rồi sau đó giúp những đứa con, học trò của mình kiến tạo nên một cuộc đời Hạnh Phúc đích thực. Đó, chính lúc đó cuốn sách này sẽ xuất hiện trên tay bạn.
Cuốn sách này có cấu trúc rõ rệt gồm cả (1) Lý thuyết nền tảng, (2) Các bài trắc nghiệm để bạn có thể phần nào hiểu rõ bản thân mình và con cái, và (3) Các bài tập thực hành cho cả Cha mẹ, Thầy cô và Trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau.
-
Kinh Nghiệm Và Giáo Dục (Experience And Education)
– Mỗi người thầy nên nhận thức rõ phẩm giá nghề nghiệp của mình; rằng anh ta là một nô bộc xã hội được giao riêng nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội thích hợp và đảm bảo sự phát triển xã hội đúng đắn.
– Theo cách này, người thầy mãi mãi là nhà tiên tri của Thượng đế đích thực và là người trợ giáo trong vương quốc đích thực của Thượng đế.
Gần một trăm năm đã trôi qua, Kinh nghiệm và giáo dục của John Dewey vẫn tiếp tục có sức sống. Con đường của ông cũ mà không cổ hủ bởi nó như tấm gương để ngày hôm nay chúng ta soi vào thấy hiện ra diện mạo đích thực của chính mình.
Con đường của Kinh nghiệm và giáo dục bắt đầu bằng:
“Con người ưa suy nghĩ theo những điều đối lập cực đoan. Con người có thói quen phát biểu niềm tin theo lối Hoặc này – Hoặc kia, giữa những lựa chọn đó con người không thừa nhận bất kỳ khả năng trung gian nào. Khi bị buộc phải thừa nhận rằng không thể làm theo những thái cực đó, con người vẫn sẵn sàng cho rằng chúng là chấp nhận được trên lý thuyết, song hoàn cảnh buộc chúng ta phải thỏa hiệp khi gặp phải những vấn đề thực tiễn.
“Tôi hi vọng và tin rằng, tôi không ủng hộ bất kỳ mục đích hoặc phương pháp nào chỉ bởi vì có thể gắn cho nó cái tên “tiến bộ”. Vấn đề căn bản nằm ở bản chất của giáo dục mà không có những tính từ bổ nghĩa đứng ở trước. Điều chúng ta mong muốn và đòi hỏi là giáo dục phải được hiểu theo nghĩa thuần khiết và giản dị, và chúng ta nhất định sẽ tạo ra sự tiến bộ chắc chắn và nhanh chóng hơn nếu như dành toàn bộ nỗ lực vào việc tìm ra chỉ một điều này: giáo dục là gì và những điều kiện nào cần phải được thỏa mãn để giáo dục có thể trở thành một thực tế chứ không phải một cái tên gọi hoặc một khẩu hiệu.”
Ở Việt Nam, từ đầu những năm 1940, John Dewey đã được giới thiệu qua một bài báo của Vũ Đình Hòe trên tạp chí Thanh Nghị do ông làm chủ bút (Vũ Đình Hòe là bộ trưởng giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Gần 70 năm sau, John Dewey được dịch sang tiếng Việt, đầu tiên là cuốn sách được coi là quan trọng nhất của ông: “Dân chủ và Giáo dục”, và lần này là bản dịch độc giả đang cầm trên tay, “Kinh nghiệm và Giáo dục”.
Chúng tôi hi vọng, qua bản dịch này, bài học được rút ra từ Kinh nghiệm và giáo dục của John Dewey có thể được lắng
nghe bởi tất cả các nhóm quan điểm cải cách khác nhau trong sự nghiệp xây dựng giáo dục Việt Nam tại thời điểm khó khăn chưa từng thấy như hiện nay:Làm ra một điều tích cực là chống tiêu cực mạnh mẽ nhất.
-
Lý thuyết sư phạm phê phán (Pedagogy of the Oppressed)
#Lý_thuyết_sư_phạm_phê_phán là “cuốn sách PHẢI ĐỌC đối với bất kỳ nhà giáo nào cho rằng giáo dục PHẢI DẪN TỚI SỰ THAY ĐỔI XÃ HỘI. Cho tới nay, Freire vẫn là tác giả quan trọng về phương pháp giáo dục CHO MỌI NGƯỜI và chắc chắn là cha đ về tinh thần của lý thuyết Sư phạm phê phán!”Ra đời năm 1970, hiếm có cuốn sách nào luôn được tranh luận rộng rãi, trích dẫn nhiều đến như vậy và cũng được sử dụng nhiều đến như vậy trong đào tạo giáo viên, đại học và sau đại học, thậm chí ở một số trường trung học.50 NĂM sau,Điều gì có thể giải thích sức “hấp dẫn phi thường” của #Lý_thuyết_sư_phạm_phê_phán?Điều gì khiến nó tồn tại lâu hơn thời đại của chính nó và cuộc đời của tác giả?Chẳng phải đó chính là câu hỏi khiến mỗi nhà giáo phải tìm đọc ngay và luôn? -
Phương Pháp Đếm 1-2-3 Kỳ Diệu – Dành Cho Giáo Viên
Cha mẹ của trẻ luôn bận rộn với mọi công việc khi ở nhà và họ cũng ít thời gian ở bên cạnh con cái mình hơn giáo viên, trong khi giáo viên luôn phải lo lắng về việc khích lệ trẻ suốt thời gian ở trường. Do đó, chúng tôi đã cho ra đời một cuốn sách đặt trọng tâm vào trường học. Phương Pháp Đếm 1 2 3 Kỳ Diệu Dành Cho Giáo Viên mô tả một số phương pháp rất đơn giản và hiệu quả đối với việc kiểm soát hành vi của trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi. Phương pháp này đã tách chiến lược kỷ luật lớp học thành ba bước riêng biệt và quan trọng:
• Kiểm soát hành vi không mong muốn
• Khuyến khích hành vi tích cực
• Củng cố mối quan hệ với học sinh
Chúng tôi hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn tạo ra môi trường lớp học mà bạn mong muốn và quan trọng không kém, giúp bạn muốn đến trường mỗi ngày với học sinh của mình.
Mời các bạn đón đọc trọn bộ 3 cuốn trong Phương pháp đếm 1-2-3 Kỳ Diệu:
• Phương pháp đếm 1-2-3 Kỳ Diệu – Dành cho Cha Mẹ
• Phương pháp đếm 1-2-3 Kỳ Diệu – Dành cho Giáo Viên
• Phương pháp đếm 1-2-3 Kỳ Diệu – Dành cho Trẻ Em
-
Dạy Học Không Theo Lối Mòn
“Khoa học thần kinh và khoa học nhận thức đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hiểu về não bộ, NHƯNG (thật đáng tiếc) chỉ RẤT ÍT trong số đó được nhà trường sử dụng.”(ấy là trường “nhà người ta”, chứ trường nhà mình, …).“Dựa trên những kiến thức sâu sắc và nền tảng này #Dạy_học_không_theo_lối_mòn đã trở thành cuốn sách dành cho mọi giáo viên, phụ huynh và bất kỳ ai quan tâm đến cải tiến giáo dục.”#Dạy_học_không_theo_lối_mòn được giới thiệu là cuốn sách giúp giáo viên:Duy trì động lực và cảm hứng học tập cho học sinh, đặc biệt là khi học trực tuyếnGiúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu dài, không bị quên ngay sau khi làm bài kiểm traCó phương pháp giảng dạy trong một lớp có học sinh phân hoá ở nhiều trình độNhưng trong bối cảnh các giáo viên “bị cuốn vào việc dạy theo cách mà họ đã được dạy. Thật không may, cách mà họ được dạy, cũng chính là cách mà những người thầy của họ được dạy, lại không hẳn còn phù hợp với những gì học sinh cần học ngày nay” thì #Dạy_học_không_theo_lối_mòn trước nhất cần thiết cho giáo viên (yêu nghề) tự đào tạo lại bản thân, “unlearn” các kiến thức cũ, cách làm cũ bằng cách thực hành càng nhiều càng tốt những ý tưởng mới. Đây là một việc khó. Đòi hỏi rất nhiều tâm huyết và quyết tâm.Ước gì các giảng viên các “máy cái” nghiền ngẫm trước.Bởi: #Dạy_học_không_theo_lối_mòn cung cấp loại thông tin mà mọi giáo viên tương lai NÊN, nhưng hiếm khi nhận được trong quá trình đào tạo!”.(Các bạn đã học theo cách của #Học_cách_học dễ dàng nhận ra tác giả của #Dạy_học_không_theo_lối_mòn chính là #Barbara_Oakley và cộng sự.)Trong lúc các giáo viên còn phải học lại, thì phụ huynh chỉ có cách tự cứu con cái mình.Là kiến thức về khoa học não bộ nên cần chút tập trung khi đọc nhưng may thay các tác giả đã:“cố gắng sử dụng thuật ngữ ít nhất có thể, và khi cần dùng thì có định nghĩa nó”,đồng thời minh hoạ bằng cách mô tả rất nhiều các trường hợp cụ thể,yêu cầu thực hành (để lập tức ghi nhớ) cũng như cung cấp các “Mẹo dạy học”, các bảng tóm tắt, bảng ghi nhớ,…nên việc đọc rất bổ ích!Cầm sách lên thôi!Sách cùng tác giả: -
Các lý thuyết về học tập cho tuổi thơ
Thời đi dạy mà “vớ” được bảo bối này chắc mừng phát ngất!Lý do:Có định nghĩa về học tập; phong cách học tập; Phân biệt triết học và lí thuyết/ triết học và học tập;Giới thiệu các quan điểm triết học và lí thyết của:John Locke và các nhà kinh nghiệm chủ nghĩaJean_Jacques Rousseau và thực chất của “cái thiện bẩm sinh”Friedrich Froebel và sự ra đời của vườn trẻJohn Dewey và cuộc tranh luận xung quanh luận điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâmMaria Montessori và bản chất của trẻ emRudolf Steiner và các trường Steiner WaldorfRachel và Margaret McMillan và sự hình thành Phong trào trường nuôi dạy Trẻ.CóPavlov và phản xạ có điều kiện cổ điểnWatson và thuyết hành viPiaget và thuyết kiến tạo về nhận thứcVygotsky và học trong ma trận xã hộiBandura, Bronfenbrenner và học tập xã hộiBrunet và học tập khám pháCó cảNhững cái nhìn mới về nghiên cứu tuổi thơPhê phán những nghiên cứu xã hội mới về tuổi thơ.Đã thế, sách thời 4.0, nên danh mục tham khảo, ngoài SÁCH tham khảo thì còn vô số đường link đến các trang web, các kênh youtube và các podcast liên quan.Có Giải thích thuật ngữ và Bảng chỉ mục.Nói chung là KHO BÁU, bởi vì sách “cung cấp một cái nhìn tổng thể, toàn diện về việc học của trẻ em. Các lí thuyết được phân tích, so sánh với nhau, vì như lời các tác giả “không có lí thuyết đơn lẻ nào có thể giải thích đầy đủ việc học của trẻ em. Mặt khác, mọi lí thuyết đều có các yếu tố hữu ích và vẫn còn nhiều điều để khám phá”.Chính điều này khiến cho sách không chỉ là KHO BÁU của các giảng viên, mà còn là nguồn tham khảo KHÔNG THỂ THIẾU cho các chủ trường, các cá nhân đang ôm phương pháp nọ, cách tiếp cận kia để tránh thiên kiến và mở rộng tầm nhìn. -
450 Trò Chơi Vận Động Cho Trẻ Mầm Non
Bảo bối cho các cô giáo MN và các gia đình có con nhỏ đây ạ. Chơi mệt, nghỉ, rồi chơi tiếp. Để cơ thể khoẻ mạnh!Cơ thể khoẻ mạnh thì sống mới vui vẻ!Cơ thể khoẻ mạnh thì cảm xúc mới ổn định!Cơ thể khoẻ mạnh thì suy nghĩ mới thấu đáo!Akira MAEHASHI – chuyên gia về sức khoẻ thể chất và phúc lợi trẻ em Nhật Bản – tập hợp cho các bạn 450 trò chơi vận động, chia theo lứa tuổi, có phân tích tác dụng của từng trò chơi. Trước đó, ông cũng dành cơ số trang để liệt kê:Đặc điểm phát triển tác dụng của từng trò chơi.Đặc điểm của các kỹ năng vận động cơ bảnĐặc điểm và yêu cầu của môi trường vận động (trong phòng, ngoài trời), cùng với trang phục phù hợp.Cuốn sách giới thiệu nhiều trò chơi đa dạng để trẻ có thể chơi quanh năm ngay từ thời kỳ sơ sinh. Những trò chơi này có thể kết hợp dễ dàng với việc chăm sóc trẻ, giúp trẻ làm quen với việc vận động và các bài tập thể dục ngay từ sớm. Các hoạt động và trò chơi được phân loại dựa theo bốn kĩ năng vận động chính: di chuyển, thăng bằng, thao tác, tại chỗ, có nhiều cấp độ để tăng sự hứng thú và tăng lượng vận động của trẻ, nhờ vậy giáo viên và phụ huynh có thể dễ dàng lựa chọn hoạt động phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.
Với phần trình bày chi tiết và minh họa rõ ràng, cuốn sách sẽ giúp phụ huynh và giáo viên có những phút giây vui chơi, tương tác, giao tiếp với trẻ một cách vui vẻ, an toàn và hiệu quả. Hãy cùng trẻ tận hưởng những trò chơi vận động này nhé!
-
Cách Biệt Toàn Cầu Về Thành Quả Giáo Dục
Trong cuốn sách Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục, nhà giáo dục Tony Wagner đã chỉ ra những yếu điểm của giáo dục Hoa Kỳ và những phương pháp khắc phục, nhằm giúp nước Mỹ giữ vững vị thế lãnh đạo về kinh tế và tri thức trên toàn thế giới. Cuốn sách mổ xẻ các trường công của Mỹ này thực ra không chỉ hữu ích cho nền giáo dục Mỹ, mà còn là một tài liệu tham chiếu vô cùng cần thiết cho các nhà giáo dục, nhà cải cách giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào.
Dù với nỗ lực cao nhất của các nhà giáo dục, nền giáo dục Mỹ vẫn phải đối mặt với sự lỗi thời. Thay vì dạy học sinh trở thành những người có tư duy phản biện và những công dân có khả năng giải quyết vấn đề, theo Tony Wagner, chúng ta đang yêu cầu các em ghi nhớ dữ liệu qua việc tăng cường số lượng các bài kiểm tra. Vấn đề này không chỉ giới hạn ở các trường cho đối tượng thu nhập thấp, thậm chí các trường tốp ở Mỹ cũng không dạy hoặc kiểm tra các kỹ năng cần thiết nhất trong nền kinh tế tri thức toàn cầu. Trong suốt hơn 50 năm, trường học hầu như không có gì thay đổi, trong khi thế giới thay đổi một cách ngoạn mục. Học sinh vẫn học thuộc nội dung bài học và học để dự thi những bài thi được chuẩn hóa, nhưng họ không bao giờ được học cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề hoặc học cách sáng tạo.
Chính cách giáo dục đó đã dẫn tới hệ quả là các thanh thiếu niên rời ghế nhà trường với những kiến thức được trang bị chỉ đủ để thích hợp với những công việc đã, đang và sẽ nhanh chóng biến mất khỏi nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, giới trẻ ở Trung Quốc và Ấn Độ đang cạnh tranh với sinh viên Mỹ trong nhiều ngành nghề được ưa chuộng nhất trên thế giới.
Chuyên gia giáo dục Tony Wagner đã tiến hành hàng chục cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo kinh doanh và quan sát hàng trăm lớp học ở một số trường công lập được đánh giá cao nhất của quốc gia. Ông phát hiện ra khoảng cách sâu sắc giữa những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở những người trẻ ngày hôm nay (kỹ năng tư duy phê phán, sáng tạo và giao tiếp hiệu quả) và những gì trường học đang cung cấp cho học sinh (môi trường học tập thụ động và kế hoạch bài học tẻ nhạt, chủ yếu tập trung vào việc chuẩn bị cho các kỳ thi và học theo kiểu ghi nhớ).
Từ các quan sát và ghi nhận đó, Tony Wagner phân tích, đưa ra đường hướng để mọi người Mỹ có thể làm để cải tổ hệ thống giáo dục. Ông chỉ ra những ví dụ cho thấy các trường khác nhau rất nhiều trong việc dạy các học sinh những kỹ năng mới. Hơn nữa, qua những cuộc phỏng vấn với các sinh viên tốt nghiệp đại học và những người làm việc với họ, Wagner khám phá ra cách thức để các giáo viên, phụ huynh và người lao động có thể thúc đầy thế hệ “net” trở nên ưu tú.
Là bản tuyên ngôn về giáo dục cho thế kỷ 21, Cách biệt toàn cầu về thành quả giáo dục khiêu khích và đầy cảm hứng. Nó hữu ích cho các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người làm chính sách và bất kỳ ai quan tâm tới việc quan sát giới trẻ thành công với vai trò là người lao động và công dân trong xã hội.
-
Làm Thế Nào Để Thay Đổi Trường Học?
Tại sao trường học cứ mãi trì trệ mà không cải tổ?Tại sao lại không để các trường công lập cạnh tranh, để phụ huynh có quyền lựa chọn sản phẩm giống như mọi ngành khác của nền kinh tế?
Những nhà giáo được đào tạo từ những năm 1980 liệu có đảm bảo nuôi dưỡng được những công dân thế kỷ 21?
Tại sao, tại sao và tại sao?
Đây là những vấn đề mà nước Mỹ phải đương đầu trong cuộc khủng hoảng giáo dục phổ thông thập niên 1980 – 1990. Để đóng góp vào quá trình thay đổi, tìm kiếm những hướng đi mới cho nền giáo dục Mỹ, nhà nghiên cứu giáo dục Tony Wagner đã dành ra nhiều năm để quan sát, nghiên cứu ba trường phổ thông và đúc rút lại trong cuốn sách “Làm thế nào để thay đổi trường học?”
Qua cuốn sách, ông đã tìm kiếm câu trả lời cho bài toán cải cách nhà trường bằng ba việc làm quan trọng:
Cải thiện điều kiện dạy và học;
Phát triển năng lực giáo viên;
Kiên định trọng tâm đổi mới và lãnh đạo
Bên cạnh đó, nhà trường không nên xa rời “nguyên tắc 3C” kinh điển làm nên một ngôi trường chất lượng: Các năng lực học thuật (competencies), giá trị cốt lõi (core values), khả năng hợp tác (collaboration).
Nếu là một người quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục Việt Nam, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng câu chuyện nhà trường của nước Mỹ ba thập niên trước cũng là câu chuyện mà ngày hôm nay Việt Nam phải đối diện trên con đường thay đổi hiện trạng nền giáo dục. Hy vọng rằng với những bài học từ quá khứ này sẽ là định hướng để chúng ta tư duy về những vấn đề ở thực tại.
-
Bài Học Giáo Dục Từ Nước Mĩ
Thời khóa biểu gấp gáp, chương trình học rời rạc, việc học tập chủ yếu được thể hiện bằng việc “thuộc lòng” những bài giảng của giáo viên vẫn còn là những thực tế đáng buồn trong các trường học. Tỉ lệ trẻ vị thành niên mắc các vấn đề tâm lý do áp lực học tập tăng nhanh trong vài năm gần đây khiến người ta đặt câu hỏi ý nghĩa hay giá trị thực sự của trường học là gì?Để trả lời cho những câu hỏi đó, chuyên gia giáo dục Tony Wagner đã tiến hành nghiên cứu các trường học ở Mĩ và đúc kết bằng thông điệp: Ý nghĩa thực sự của trường học là tạo ra những con người có khả năng đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống thực , không phải là điểm số hay thứ hạng cao trong các kỳ thi. Thông điệp này được ông thể hiện xuyên suốt trong cuốn sách Bài học giáo dục từ nước Mĩ.
Cuốn sách là câu chuyện đầy lôi cuốn và ý nghĩa về cách thức các trường trung học của nước Mĩ vượt qua thách thức đến từ những biến đổi nhanh chóng của thế giới và của nội tại quốc gia. Thông qua khảo sát, nghiên cứu tại một số trường trung học tiêu biểu, cả công lập lẫn tư thục, Tony Wagner đã nêu lên cuộc vật lộn giữa những giáo điều lỗi thời, định kiến và sự phân biệt với tinh thần tự do, khao khát sự thay đổi, kiến tạo nền văn hóa sản sinh tri thức; đồng thời chỉ ra một lộ trình sơ khởi cho nỗ lực tạo dựng một Trường làng Hiện đại, nơi cam kết lâu dài với nền giáo dục nhân văn, khai phóng…
Điều đó khơi lên những suy ngẫm đối với những thành viên của một cộng đồng học tập ở mọi quốc gia: Ai cũng có trách nhiệm trong quá trình cải thiện trường học. Chúng ta nên kết nối ra sao và làm điều gì đúng đắn
-
Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy
Đằng sau thái độ, hành vi của mỗi chúng ta là cả một “bản đồ thế giới” (map of the world) – chứa đựng những thói quen, niềm tin, giá trị, ký ức,… – định hình nên suy nghĩ, hành động, cách ta nhìn nhận về bản thân, về mọi người và về thế giới xung quanh.
Liệu pháp NLP (Neuro Linguistic Programming – Lập trình Ngôn Ngữ Tư duy) giúp thay đổi tận gốc hành vi, tức là thay đổi kiểu suy nghĩ dẫn đến hành vi của mỗi người. Không giống như các phương pháp truyền thống khác, chỉ đơn thuần bảo ta cần phải làm gì, NLP hướng dẫn ta cách làm để đạt được mục tiêu đề ra, để trở thành mẫu người mà mình mong muốn.
NLP cũng chính là bí quyết làm nên danh tiếng của Anthony Robbins (một trong những diễn giả hàng đầu thế giới hiện nay), “Nữ hoàng Truyền hình” Oprah Winfrey, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhiều nhân vật tên tuổi khác. Hiện tại, NLP được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quản lý, huấn luyện, bán hàng, tâm lý học, thể thao, y tế, thương thuyết, diễn thuyết, nuôi dạy con cái và nhiều lĩnh vực khác.
-
15 Tình Huống Cùng Con Vượt Qua Khó Khăn – Biến Điều Không Mong Muốn Thành Niềm...
Luc rất háo hức vì mai cậu sẽ được cùng bố mẹ đi cắm trại và lần đầu tiên ngủ đêm trong lều, nhưng sáng hôm sau trời lại đổ mưa tầm tã; Léo nhất định không chịu ngủ trưa ở lớp vì cậu để quên thú bông ở nhà; Pia muốn mẹ không phải vất vả gỡ tóc cho mình mỗi sáng nữa nên đã tự cầm kéo cắt nham nhở và cụt lủn mái tóc dài… Cuốn sách này tập hợp 15 câu chuyện – 15 tình huống quen thuộc mà vẫn dở khóc dở cười cùng những giải pháp nhẹ nhàng, sáng tạo và rất dễ áp dụng giúp các bé hiểu ra rằng gặp phải điều không mong muốn là một trong những cách tốt nhất giúp ta học hỏi.
Xê ri 15 tình huống cùng con vượt qua khó khăn chọn lọc những tình huống gần gụi với trải nghiệm của trẻ và có thể khiến trẻ lo lắng. Mỗi câu chuyện, mỗi tình huống đều đi kèm một “thẻ phụ huynh” được soạn bởi Geneviève Djenati, bác sĩ trị liệu tâm lý gia đình, giúp bố mẹ hiểu một cách tóm tắt và khoa học tâm lý trẻ, để từ đó giúp trẻ vượt qua sợ hãi.