ĐƯỢC_HỌC không phải tiểu thuyết.
Tác giả của nó – #TARA_WESTOVER – không phải là nhà văn chuyên nghiệp. Thế thì, điều gì khiến nó đứng đầu danh sách sách bán chạy của New York Times, Wall Street Journal và Boston Globe? Điều gì khiến nó được các trang điểm sách uy tín như The Washington Post, The Guardian, Publishers Weekly, Library Journal đồng loạt đánh giá là một trong những sách của năm?
Khi đọc giới thiệu ĐƯỢC HỌC là tự truyện của một người 17 tuổi mới được đến trường và lấy bằng tiến sĩ sử học chỉ 10 năm sau đó, tôi có chút … ngờ vực. Ở Mỹ, nơi mà “không đứa trẻ
nào bị bỏ lại sau” có thể có chuyện đó được sao? Vậy là phải đọc thử!
Bạn không thể hình dung được đâu, ĐƯỢC HỌC khiến tôi sửng sốt từ chữ đầu đến chữ cuối. Tôi chắc bạn cũng sẽ cảm thấy thế!
– Bạn sẽ thấy không thể tin nổi ở MỸ, những năm gần 2000 và những năm sau đó, có thể có những gia đình chôn dấu thức ăn, nhiên liệu đề phòng cho ngày tận thế.
– Bạn sẽ thấy không thể tin nổi ở MỸ, những năm 2000 một người bị bỏng xăng không được mang đến bệnh viện, (và không phải một lần, không phải một người).
– Bạn sẽ thấy không thể tin nổi ở MỸ, những năm 2000 có những gia đình trẻ em không đến trường, không tiêm chủng, không đi bệnh viện những khi đau ốm.
– Bạn sẽ thấy không thể tin nổi ở MỸ, những năm 2000 một cô gái mặc cái hở 2cm bả vai bị gọi là “đĩ”, một cô gái phải làm những công việc nặng nhọc ngoài bãi phế liệu từ năm 10 – 11 tuổi và bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ bị bẻ quặt tay ra sau, dúi đầu vào bồn cầu đến mức mũi chạm xuống đến nước trong đó.
Và nhiều điều “rùng rợn” hơn thế!
Tara Westover đã lớn lên ở một nơi như thế.
Thật ra cô ĐƯỢC HỌC chữ với mẹ ở nhà, cô được học ba-lê, được học hát, được tham gia tập kịch trong nhà thờ, được học toán với anh của cô. Cô ấy có thể lái xe, có thể cưỡi ngựa, có thể dùng máy vi tính, có thể lên mạng.
Và ngôi trường cô đến lúc 17 tuổi là trường ĐẠI HỌC. Nơi cô lần đầu tiên ở chung với những người bạn ăn mặc kiểu cô không dám nhìn, những người bạn uống cô-ca (thật là khủng khiếp!). Nơi lần đầu tiên cô khiến bạn bè và thầy cô “đứng hình” khi hỏi từ “ diệt chủng” nghĩa là gì. Nơi lần đầu tiên cô phát hiện ra châu Âu hoá ra… không phải MỘT nước.
Và, nơi lần đầu tiên cô thấy bạn bè cùng phòng nhìn cô kinh ngạc vì không rửa tay sau khi vào nhà vệ sinh, mà trong đầu cô thì nhớ đến điều được dạy suy cho cùng thì mình có đái lên tay quái đâu (mà phải rửa tay????). Nơi cô không hiểu GIÁO TRÌNH là gì, và tưởng sách được phát cho là để xem tranh! Nơi cô lao vào đọc sách, nhịn đói, chịu những cơn đau dạ dày, đau răng hành hạ nhưng không thể dùng thuốc (vì được dạy rằng không được đến bệnh viện).
Và đó cũng là nơi cô phát hiện ra cô KHUYẾT mất khả năng đề nghị người khác giúp đỡ, cô KHÔNG THỂ tiếp nhận lòng tốt của những người muốn giúp cô. Và lòng tốt của những người muốn giúp cô cũng là điều khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên. Với một “dị nhân” như vậy, rất dễ nghĩ rằng cô sẽ bị cô lập, sẽ bị giễu cợt, sẽ khó mà hoà nhập. Nhưng mặc những khác biệt kinh hoàng ấy, có những người bạn cùng học với cô hết lòng lo lắng cho cô, có anh bạn nhẫn nại thuyết phục cô uống một viên giảm đau khi cái răng hành hạ, có vị giám mục tìm mọi cách để cô nhận trợ cấp, có những người THẦY tận dụng uy tín của mình để kiếm học bổng cho cô và thúc ép cô dời khỏi nước Mỹ, (như anh cô đã thôi thúc cô dời khỏi rặng núi quê nhà) để đi ra thế giới.
Thế thì, điều gì đã thôi thúc cô gái đó đến trường, học quên sống quên chết, để 10 năm sau trở thành Tiến sĩ Sử học? Có thể là từ một câu nói của người anh trai chăng: “Ở ngoài kia là cả một thế giới! Và nó khác rất nhiều khi bố không thì thầm ý của bố vào tai em nữa!”
Ở NGOÀI KIA LÀ CẢ MỘT THẾ GIỚI!
Và hành trình ĐƯỢC HỌC, hành trình trở thành một con người khác của Tara Westover là “phi thường” (Stephen Fry), “choáng ngợp” (The Times), “đáng kinh ngạc” (The Economist), nhưng đồng thời cũng “xé tâm can” (Literary Review) vì những gì cô ấy đánh đổi để được học là không thể đong đếm.
(Thanh Thuy)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.