Làm Sao Để Con Thôi Ngang Bướng
145.000₫ |


















- Liên hệ
- Đặt trước
- Đánh giá (0)
Công ty TNHH Mỹ thuật Sắc Màu
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Làm Sao Để Con Thôi Ngang Bướng”
Bạn cần phải đăng nhập để xem đánh giá.
145.000₫ |
Có nhiều ông bố, dù rất sẵn sàng về mặt tinh thần, nhưng vẫn hoang mang, lúng túng không biết làm thế nào (để tham gia vào việc nuôi dạy con). Nếu ta đặt mình vào địa vị một ông bố, ta sẽ thấy một thực tế là họ gần như không có cơ hội được tham gia các khoá học về chăm sóc, nuôi dạy con. Cho dù họ có thể nhìn, học theo cách ông bà nhưng mỗi thời mỗi khác nên không thể lấy đó làm khuôn mẫu.
Cha mẹ thời đại kỹ thuật số
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, sẽ không khó để bắt gặp cảnh những người trưởng thành cho đến các em nhỏ “cúi đầu” trước smart phone. Thoạt đầu, nhiều ba mẹ nghĩ rằng các em chỉ đang chăm chú xem những video clip nhiều âm thanh, màu sắc sinh động như một cách giải trí kết hợp cùng việc học ngoại ngữ. Nhưng bố mẹ không biết rằng, đằng sau thói quen tiếp xúc với smartphone khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, PHÁT TRIỂN TÂM SINH LÝ và ĐỊNH HÌNH NHÂN CÁCH CỦA TRẺ khi trưởng thành.
Nhiều cha mẹ viện cớ do mình bận rộn nên phải đưa smartphone để trẻ ngồi im ngoan ngoãn, và quả đúng là như vậy. Nhưng bạn có thắc mắc vì sao trẻ đang khóc mè nheo bỗng trở nên ngoan ngoãn chỉ trong một nốt nhạc như vậy?
Nhiều người lí giải rằng do trẻ thích thú và “tập trung”, nhưng thực tế đây không phải là “tập trung” mà là “bị chi phối”. Nói một cách đơn giản hơn, khi não bộ của trẻ ở trạng thái quên mất chức năng của mình thì cũng chính là lúc nó trở thành nô lệ của các thiết bị kĩ thuật số và chịu sự điều khiển của chúng.
Trong cuốn sách “Cha mẹ thời đại kĩ thuật số” này của Tiến sĩ Shin Yee Jin, một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục và là giáo sư giảng dạy tại Khoa Sức khỏe Tâm thần Trẻ em và Thanh thiếu niên thuộc Đại học Y Yonsei, đã chỉ ra rằng: Càng tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử, trẻ càng có nguy cơ “trưởng thành giả” (có nghĩa là trẻ lớn lên với vẻ bề ngoài của một người trưởng thành, nhưng trong tâm hồn, nhận thức và cách cư xử chỉ như đứa trẻ).
Vậy phải làm cách nào để khắc phục điều này khi cả người lớn chúng ta cũng không ngừng được việc chạm vào chiếc smartphone?
Cuốn sách này sẽ phân tích một cách cụ thể những vấn đề cốt lõi của việc trẻ “nghiện” thiết bị công nghệ và đưa ra giải pháp hữu hiệu cho các bậc phụ huynh, kèm theo những nguyên tắc nuôi dạy con theo phương pháp kĩ thuật số mà cha mẹ thông minh cần phải biết để vừa bảo vệ con khỏi sự chi phối của các thiết bị công nghệ mà cũng không cần phải loại bỏ chúng khỏi cuộc sống hiện đại.
Nuôi dạy bé trai theo cách mẹ Nhật
Tựa gốc của cuốn sách này là CON TRAI TÔI CÓ KỲ CỤC KHÔNG NHỈ?, ý là có khác người không nhỉ, sao mà nó:
Không! Đứa con trai nào cũng thế! YASUHIRO KOZAKI, “chuyên gia về các bé trai” tổng kết như vậy từ kinh nghiệm bản thân là TRAI, là ANH cả trong BA anh em TRAI, là bố của BA đứa con TRAI, và là THẦY 12 năm dạy mầm non!
Chắc chắn bà mẹ có con trai nào cũng thấy bóng dáng con trai mình trong đó. KOZAKI gọi tên được các “đặc tính” của bé trai, các biểu hiện của các đặc tính đó, từ đó giúp các mẹ hiểu con trai là vậy đó, để có cách “ứng phó” phù hợp:
Không những thế, KOZAKI còn có nguyên một chương về những “Chiến thuật để thu hút bố vào việc nuôi dạy con”.
Thích nhất là giọng hài hước của ông, lúc thì thở dài “con trai rất phức tạp”, lúc lại cảm thấy “đàn ông thật đơn giản”. Ông khiến các bà mẹ háo hức “tận hưởng sự vui vẻ, hồi hộp, hấp dẫn của từng ngày” nuôi dạy con trai!
Tủ sách GD Nhật Bản - Cha mẹ Nhật nuôi dạy con gái
1. Dạy con gái về mặt thể lực nhẹ nhàng hơn
2. Người mẹ không đánh mất chất “nữ” của bản thân mình. Nhiều mẹ có con gái trông bề ngoài trẻ hơn các mẹ có con trai
3. Sinh con gái, thì người bố có “ý thức tham gia dạy con” cao hơn
4. So với con trai, con gái dẻo dai hơn trước những biến đối, nên bị tổn thương cũng dễ gượng dậy hơn
5. Trưởng thành rồi con vẫn không rời xa bố mẹ (nhất là mẹ)
Cùng với Cha mẹ Nhật nuôi dạy con trai và Cha mẹ Nhật nuôi dạy con một, bộ sách giới thiệu đến độc giả những phương pháp cơ bản dạy con hiệu quả, đầy ắp tình yêu và hạnh phúc.
Điều cơ bản hơn hết trong việc dạy con, đó là “tình yêu và hạnh phúc” của chính bản thân người mẹ. Dù có bất cứ chuyện gì, nhưng lòng mẹ không lay chuyển, luôn giữ thái độ ôn hòa ổn định, tâm trạng ngập tràn hạnh phúc, thì sẽ truyền tới con mình được rất nhiều tình yêu thương. Đối với con trẻ, không có điều gì quan trọng hơn thế.
Dạy con thành công hơn cả Mẹ Hổ
Đây là cuốn sách rất đáng tham khảo đối với:
– các gia đình/ các mẹ muốn/đang/sẽ cho con theo học các trường quốc tế, hoặc đi học ở các nền giáo dục phương Tây.
– các giáo viên, các nhà quản lý giáo dục luôn để sẵn trên miệng câu “lấy học trò làm trung tâm” nhưng trong đầu thì vẫn sương mờ bao phủ, không biết “chỉ nên dẫn chúng đến cổng chùa”, hay “phải đổ đầy xô nước”.
Cuốn sách đặc biệt thú vị bởi nó gồm những phân tích của một bà mẹ từng đi học, đi dạy, từng tham gia nghiên cứu về giáo dục ở hai cực ĐÔNG (Singapore) – TÂY (Mỹ), giúp các bậc cha mẹ chúng ta hiểu được:
– Tại sao trẻ em châu Á giỏi Toán và STEM? Tại sao các mẹ châu Á cuồng Toán và STEM, tại sao người người, nhà nhà châu Á đi học thêm TOÁN.
– Tại sao phương Tây không chú trọng Toán mà chỉ lo ĐỌC SÁCH?
– Cũng khuyến khích đọc sách, nhưng ĐÔNG đọc khác TÂY như thế nào? Và kết quả “nhãn tiền” ra sao?
– Một bên cần mẫn tha con đi học thêm, và một bên chăm chỉ tha con đi chơi, bên nào có lý hơn,
– Vị trí của giáo viên (hay của người lớn nói chung) là “nhân vật chính trên sân khấu” hay chỉ “là người hướng dẫn ở bên cạnh”, “là sư phụ chỉ dẫn đến cổng chùa”,
– và vô vàn những thú vị khác như áp lực thi cử, áp lực công nghệ, …
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.