Dành cho giáo viên

Dành cho giáo viên

  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Cẩm Nang Giáo Dục Mầm Non - Theo Cách Tiếp Cận High/Scope

    0 out of 5

    Cẩm Nang Giáo Dục Mầm Non – Theo Cách Tiếp Cận High/Scope

    Cẩm nang giáo dục mầm non theo cách tiếp cận High/Scope sẽ cung cấp phần giới thiệu về triết lý giáo dục High/Scope và cách nó được sử dụng trong những năm đầu đời của trẻ. Ấn bản mới này đã được cập nhật đầy đủ để thể hiện tính liên kết của cách tiếp cận High/Scope với Chương trình giáo dục giai đoạn nền tảng (Early Years Foundation Stage – EYFS), bao gồm cả các tài liệu mới về cách làm việc với trẻ dưới 2 tuổi.

    Cuốn sách sẽ giới thiệu những điểm quan trọng nhất của phương pháp này, từ khi nó được hình thành hơn 40 năm trước cho đến khi được xuất bản gần đây. Lý thuyết này sẽ được liên hệ với thực tiễn từ các trải nghiệm cá nhân của tác giả khi sử dụng phương pháp High/Scope ở nhiều cơ sở mầm non và trường học trong hơn 13 năm qua.

    Trong tên gọi High/Scope thì:

    • High (Mức độ) = mức độ thành tích cá nhân mà chúng ta mong muốn tất cả trẻ em do mình chăm sóc đều có thể đạt được.
    • Scope (Phạm vi) = phạm vi trải nghiệm mà chúng ta có thể cung cấp cho trẻ để hỗ trợ trẻ đạt được mức “high” – mức độ cao trong thành tích cá nhân.

    Các nội dung chính của cuốn sách bao gồm:

    • Chi tiết về bánh xe học tập High/Scope.
    • Lý giải về phương pháp học tập chủ động, bao gồm các tài liệu, thao tác, lựa chọn, ngôn ngữ và công cụ hỗ trợ.
    • Các hoạt động lập kế hoạch/thực hiện/đánh giá.
    • Các phương pháp lập kế hoạch và đánh giá.

    Cuốn cẩm nang hữu ích này sẽ giúp những nhà thực hành giáo dục mầm non, sinh viên và phụ huynh thực sự nắm bắt được những lợi ích mà cách tiếp cận High/Scope có thể mang đến cho môi trường mầm non cũng như trẻ nhỏ. Những gợi ý trong cuốn cẩm nang sẽ mang tới cho bạn những chỉ dẫn để thiết lập một môi trường bận rộn và sáng tạo, thúc đẩy các ý tưởng với nhiều khu vực để hỗ trợ các lựa chọn và sở thích của trẻ. Trong môi trường như thế, các cơ hội học tập và phát triển liên tục của trẻ được thúc đẩy rất tự nhiên và có hệ thống. Trẻ có cơ hội để làm việc một mình cũng như làm việc theo nhóm nhỏ và nhóm lớn, từ đó khuyến khích trẻ xây dựng một cộng đồng phù hợp với mình.

    109.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Cẩm nang Giáo Dục Mầm Non - Theo Cách Tiếp Cận Reggio

    0 out of 5

    Cẩm nang Giáo Dục Mầm Non – Theo Cách Tiếp Cận Reggio

    Cẩm nang giáo dục mầm non theo cách tiếp cận Reggio gợi ý cách thức khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo bằng việc cung cấp cho trẻ các tài nguyên mở, cơ hội trải nghiệm phong phú, không gian, thời gian… và không quên thiết lập ranh giới để quản lý việc trẻ “tự do mạo hiểm”

    Reggio Emilia là phương pháp tiếp cận được khởi xướng ở thành phố nhỏ cùng tên tại nước Ý từ những năm 60 của thế kỉ XX. Nó đã trở nên nổi tiếng toàn cầu khi Diana – trường mầm non vận hành theo cách tiếp cận này – được tạp chí Newsweek của Mỹ vinh danh là một trong mười ngôi trường tốt nhất thế giới vào năm 1991.

    Cuốn sách cung cấp từ bối cảnh lịch sử ra đời của cách tiếp cận Reggio đến tam giác tương tác đa chiều giữa giáo viên – phụ huynh – trẻ em với cộng đồng để hỗ trợ việc học hỏi và phát triển của trẻ. Ngoài ra nó còn cho thấy sự sáng tạo là khả năng thiên bẩm của đứa trẻ và trẻ có “hàng trăm ngôn ngữ khác nhau” (Loris Malaguzzi) để biểu đạt nó. Cuốn sách gợi ý cách thức khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo bằng việc cung cấp cho trẻ các tài nguyên mở, cơ hội trải nghiệm phong phú, không gian, thời gian… và không quên thiết lập ranh giới để quản lý việc trẻ “tự do mạo hiểm”.

    Cuốn sách này sẽ trình bày cách các nhà giáo dục tại Reggio Emilia (một thành phố tại Italy, nơi khởi nguyên của cách tiếp cận Reggio) làm việc với trẻ nhỏ, đồng thời xem xét mối liên hệ giữa cách tiếp cận Reggio và các nguyên tắc cũng như những cam kết của Khung EYFS sửa đổi. Cuốn sách cung cấp những ví dụ thực tế liên quan đến trẻ em ở các độ tuổi khác nhau trong nhiều bối cảnh khác nhau, giúp người đọc thấy được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.

    Chương 1 sẽ giới thiệu cơ bản về cách tiếp cận Reggio, bàn về lịch sử, những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phương pháp này cũng như cách tổ chức nhà trẻ và trường mầm non.

    Chương 2 tập trung vào các mối quan hệ – giữa người lớn và trẻ em, giữa những nhà thực hành giáo dục sớm và cha mẹ, cũng như giữa môi trường mầm non với cộng đồng địa phương.

    Trong Chương 3, chúng ta xem xét chi tiết hơn về tính sáng tạo – môi trường và nguồn lực hỗ trợ tính sáng tạo, những cách để trẻ nhỏ thể hiện tính sáng tạo của mình và tầm quan trọng của việc quản lý “tự do mạo hiểm”.

    Vai trò của môi trường được khám phá trong Chương 4 – cách sử dụng tầm nhìn, tính linh hoạt, ánh sáng và bóng tối, sự phản chiếu và không gian đa giác quan để nâng cao khả năng học tập và phát triển của trẻ nhỏ.

    Quản lý thời gian là trọng tâm của Chương 5 – tận dụng tối đa các cơ hội để trẻ khám phá và điều tra, giao tiếp, suy nghĩ và phản ánh, ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động ngoài trời và tham gia các dự án dài hạn.

    Chương 6 thảo luận về việc học tập và giảng dạy – phát triển ý tưởng và giả thuyết của trẻ, lập kế hoạch cho các dự án mở, học tập cá nhân và theo nhóm, việc ghi chép, chia sẻ việc học với phụ huynh và tôn vinh việc học.

    Cuối cùng, Chương 7 xem xét tầm quan trọng của thực hành suy nghiệm – làm việc theo nhóm, chia sẻ kỹ năng và chuyên môn, đề cao, coi trọng ý kiến của người khác, thực hiện những nghiên cứu hành động và chịu trách nhiệm cho sự phát triển nghề nghiệp của chính mình.

    109.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Cẩm Nang Giáo Dục Mầm Non - Theo Cách Tiếp Cận Steiner Waldorf

    0 out of 5

    Cẩm Nang Giáo Dục Mầm Non – Theo Cách Tiếp Cận Steiner Waldorf

    Cẩm nang giáo dục mầm non theo cách tiếp cận Steiner Waldorf cung cấp những hiểu biết về lịch sử ra đời của lý thuyết giáo dục Steiner Waldorf, các giai đoạn phát triển của trẻ, vai trò của vui chơi cũng như cách lựa chọn đồ chơi “mở” cho trẻ trong quá trình học tập.

    Trong cuốn sách này, tác giả Janni Nicol sẽ giúp bạn có những hiểu biết về lịch sử ra đời của lý thuyết giáo dục Steiner Waldorf, các giai đoạn phát triển của trẻ, vai trò của vui chơi cũng như cách lựa chọn đồ chơi “mở” cho trẻ trong quá trình học tập. Các yếu tố chính trong lý thuyết giáo dục này như cách thiết lập nhịp điệu, lòng tôn kính, kể chuyện và múa rối cũng được giới thiệu rất sinh động, hấp dẫn. Tác giả cũng đem đến cho bạn cái nhìn toàn cảnh về cách thiết kế trường mầm non cũng như cách thức tổ chức lễ hội trong trường học theo cách tiếp cận Steiner Waldorf. Có một phần đáng kể trong cuốn sách tập trung mô tả việc quan sát, đánh giá và lập kế hoạch hỗ trợ sự phát triển của trẻ theo cách tiếp cận Steiner Waldorf, đồng thời đặt các trường học vận hành theo phương pháp này trong sự đối chiếu với Khung chương trình giáo dục mầm non tại Anh Quốc.

    Một phương pháp giáo dục hướng tới việc tôn trọng bản chất cốt lõi của những năm tháng thơ ấu của trẻ, bao gồm các hoạt động diễn ra từ quãng thời gian trước khi trẻ chào đời, xây dựng kiến thức nuôi dạy con cho phụ huynh, các nhóm sinh hoạt cho trẻ kéo dài tới giai đoạn mầm non (từ 3 đến hơn 6 tuổi). Đó được gọi là phương pháp giáo dục Steiner Waldorf.

    Trong cuốn sách: “Cẩm nang giáo dục mầm non theo cách tiếp cận Steiner Waldorf”, tác giả đã giải đáp mọi thông tin liên quan đến phương pháp giáo dục này cũng như những cách thức để vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống.

    Cuốn sách bao gồm 12 chương, lần lượt giới thiệu và khai thác phương pháp Steiner Waldorf, cụ thể là:

    • Chương 1: Giới thiệu chung về giáo dục mầm non theo cách tiếp cận Steiner Waldorf
    • Chương 2: Tóm tắt lịch sử của giáo dục Steiner Waldorf
    • Chương 3: Giáo dục những năm đầu đời theo cách tiếp cận Steiner Waldorf
    • Chương 4: Vui chơi: Công việc quan trọng của tuổi ấu thơ
    • Chương 5: Thiết kế của một trường mầm non Steiner
    • Chương 6: Nhịp điệu, sự lặp lại và sự tôn kính
    • Chương 7: Tổ chức lễ hội
    • Chương 8: Kể chuyện và múa rối
    • Chương 9: Giáo dục trong khung chương trình giáo dục giai đoạn nền tảng (EYFS)
    • Chương 10: Quan sát, đánh giá và lập kế hoạch
    • Chương 11: Đồng hành cùng phụ huynh trong 3 năm đầu đời của trẻ
    • Chương 12: Các môn học khác

    Trong cuốn sách này, tác giả Janni Nicol sẽ giải thích tường tận về lịch sử của phương pháp giáo dục Steiner Waldorf, vai trò của việc vui chơi trong quá trình học tập, các chủ đề chính như nhịp điệu sinh hoạt, sự lặp lại và lòng tôn kính, cũng như ý tưởng về các hoạt động và nguồn tài nguyên hỗ trợ giáo dục.

    Các ví dụ thực tiễn liên quan đến trẻ em ở các độ tuổi khác nhau sẽ được cung cấp xuyên suốt cuốn sách, giúp độc giả thấy được mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn.

    109.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Căn Bệnh Giáo Dục

    0 out of 5

    Căn Bệnh Giáo Dục

    ăn bệnh giáo dục “Nguy cơ giáo dục” khiến cả học sinh và giáo viên Nhật Bản khổ sở

    Giáo dục Nhật Bản vốn luôn được đánh giá là một nền giáo dục hàng đầu thế giới, là hình mẫu cho các quốc gia học tập. Tuy nhiên ở trong nước, nền giáo dục Nhật Bản vẫn luôn có nhiều ý kiến trái chiều. Các nhà nghiên cứu giáo dục Nhật Bản rất nghiêm túc trong việc phản biện các vấn đề giáo dục. Pyo Uchida – Phó giáo sư chuyên ngành xã hội giáo dục tại Đại học Nogoya là một người nhà nghiên cứu như vậy , ông đề cập đến những vấn đề “mặt trái” của giáo dục Nhật Bản được núp bóng dưới những điều tốt đẹp trong cuốn sách Căn bệnh giáo dục “Nguy cơ giáo dục” khiến cả học sinh và giáo viên Nhật Bản khổ sở. Cuốn sách của ông đã làm bùng lên một cuộc tranh cãi rất lớn trong giới giáo dục Nhật Bản. Ông nghiêm túc chỉ ra những nguy cơ của một số hành vi giáo dục ngay cả khi nó đang được xã hội ca tụng và ánh hòa quang làm mờ mắt.

    Mội dung cuốn sách chỉ ra một số nguy cơ tồn tại trong giáo dục Nhật Bản như sau:

    -Vấn đề thành tích trong thể dục đội hình khổng lồ hóa, câu lạc bộ Judo và các câu lạc bộ ngoại khóa của Nhật Bản đang được thổi phồng ở các trường học, rất nhiều tai nạn, thậm chí tai nạn chết người lặp lại cùng nguyên nhân nhưng vẫn không được quan tâm đúng mức mà nó bị làm mờ đi vì khoác dưới vỏ bọc “khổ luyện thành tài”. Việc trẻ bị “trừng phạt thân thể” hay bạo hành vẫn được coi là “một phần của giáo dục” bởi xuất phát điểm của việc trừng phạt nghiêm khắc là để trẻ có kỉ luật và tiến bộ hơn. Vô hình trung điều đó càng khiến bạo lực được dung túng.

    – Sức ép vô hình của “lễ thành nhân ½ ” (Nghi lễ được tiến hành để chúc mừng học sinh lớp 4 tiểu học tròn 10 tuổi. Trong lễ thành nhân ½, cha mẹ học sinh sẽ được mời đến tham dự, học sinh và phụ huynh cùng nhìn lại quá trình trưởng thành của con và chia sẻ cảm xúc “biết ơn” giữa con cái và cha mẹ). Xuất phát điểm của hoạt động này trong lễ thành nhân 1/2, mặc nhiên cho rằng gia đình luôn sống hạnh phúc trong một thời gian dài và không có gì thay đổi. Trong khi đó, thực tế xã hội hiện đại, gia đình không trọn vẹn, bố mẹ đơn thân hoặc với những đứa trẻ bị ngược đãi trong chính gia đình của mình, không phải là ít. Sẽ khó xử và bẽ bàng thế nào khi trẻ phải kể về những trải nghiệm không muốn nhớ lại của mình trước đám đông, hoặc trẻ phải “giả vờ cười và cố giấu đi sự thật”. Đó có thể coi là một hành động mang tính bạo hành tinh thần được giấu trong hoạt động có vẻ ngoài mang tính nhân văn.

    – Nguy cơ của giáo dục trong xã hội công dân, tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân rào cản của giáo dục trường học còn ở chính các giáo viên và phụ huynh. Họ vừa là nạn nhân lại vừa là tác nhân gây ra căn bệnh giáo dục khi bị chính những thứ tưởng là “những điều tốt đẹp” mê hoặc. Giáo viên ở Nhật bản là một nghề vất vả, ngoài công tác chuyên môn họ còn phải kiêm nhiệm quản lý các câu lạc bộ trong trường học mà họ không hề có chuyên môn. Việc này tốn nhiều thời gian của họ khiến chất lượng cuộc sống của giáo viên bị giảm sút khi không còn thời gian dành riêng cho gia đình và cũng là thiệt thòi của học sinh khi tham gia câu lạc bộ lại không được hướng dẫn bởi người có chuyên môn sâu.

    Kì vọng của xã hội về giáo dục ở bất cứ đâu đều mong muốn giáo dục phải hướng trẻ tới những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng thực tế giáo dục nảy sinh nhiều vấn đề. Những vấn đề nóng của giáo dục mà dư luận luôn quan tâm như bệnh thành tích, trừng phạt thân thể, tự sát, bắt nạt học đường… đang tràn lan trên các phương tiện truyền thông khiến chúng ta không khỏi xót xa, đau đớn. Những câu chuyện của giáo dục Nhật Bản, tưởng chừng rất xa vời với giáo dục Việt Nam, nhưng nếu thử ngẫm thật kĩ và ra sẽ thấy đó là căn bệnh không hiếm gặp trong giáo dục Việt Nam.

    99.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Phương Pháp Giáo Dục Montessori - Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ

    0 out of 5

    Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ

    Quan sát và nghiên cứu của tiến sĩ Maria Montessori cho thấy trẻ em 0-6 tuổi luôn khao khát được “cảm nhận” thế giới, khám phá xung quanh, thậm chí có lúc trẻ chỉ muốn được “một mình với thế giới”. Chuỗi nghiên cứu cùng dẫn bà đến kết luận: nếu được tự do chọn lựa và hoạt động trong một môi trường được chuẩn bị kỹ càng, phù hợp với khả năng và giai đoạn phát triển, thì trẻ sẽ phát huy được tối đa tiềm năng sẵn có của mình. Vì thế, trong cuốn sách này, tác giả Maria Montessori chia sẻ cách “bày trận” để trẻ tự do học đọc, học viết, học tính, phát triển năng khiếu… một cách hiệu quả nhất.

    Nhận định

    Tinh thần, tinh hoa của phương pháp giáo dục Montessori chính là: Cho trẻ tự do để trẻ phát triển tốt nhất. Đây thật sự là một cuốn sách hữu ích.

    (E.G Holmes, giáo sư đại học Harvard)

    Nếu tôi nói đây là cuốn sách kinh điển nhất (trừ Kinh thánh) e rằng có chút cường điệu. Tuy nhiên nếu cho tôi chọn một cuốn sách mang lại hạnh phúc cho loài người, tôi sẽ không e ngại khi chọn cuốn sách này.

    (Claude A. Claremont, Hiệu trưởng học viện sư phạm Montessori Anh quốc)

     

    119.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Phương Pháp Giáo Dục Montessori - Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn

    0 out of 5

    Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn

      Phương pháp giáo dục Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến , khoa học và hoàn thiện nhất thế giới hiện nay. Ở Việt Nam ngày càng nhiều các bậc cha mẹ quan tâm, tìm hiểu phương pháp này. Cuốn sách thể hiện tư tưởng giáo dục thời kì sau của Maria Montessori. Trong thời kỳ này, bà đã dự đoán được những lý luận về trẻ em của mình sẽ được toàn thế giới quan tâm. Điều khiến người ta ngạc nhiên là tư tưởng của bà vượt xa những đồng nghiệp trong giới tâm lý học và giáo dục cùng thời với bà.

         The Absorbent mind – Sức thẩm thấu của tâm hồn hé mở nền tảng tư tưởng của phương pháp giáo dục Montessori nổi tiếng toàn cầu, đang được áp dụng tại hơn 5000 trường học của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Điển… góp phần tạo ra cuộc “cách mạng giáo dục” trên thế giới. Cuốn sách được tiến sĩ Maria Montessori viết ra dựa trên kết quả quan sát tỉ mỉ và đánh giá chuyên sâu những hiện tượng giáo dục có ý nghĩa quyết định xuất hiện trong cuộc sống của trẻ từ 0 – 6 tuổi. Trong đó khẳng định: Trẻ có khả năng tự học hay nói cách khác “tâm hồn” trẻ có khả năng “tự thẩm thấu” kiến thức, tình cảm… Do đó không cần ai dạy trẻ, trẻ hoàn toàn có thể “tự dạy chính mình”.

    Một cuốn sách đáng được đọc kỹ càng tới từng chữ, bởi vì “quan điểm” tác giả nêu ra dường như càng phát huy tác dụng trong thực tế, thậm chí hiệu quả của nó vượt xa sự mong đợi của chính tác giả.

    113.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Phát Triển Năng Lực Cảm Xúc Xã Hội - Giúp Tăng Trưởng EQ, Thúc Đẩy Thành Công

    0 out of 5

    Phát Triển Năng Lực Cảm Xúc Xã Hội – Giúp Tăng Trưởng EQ, Thúc Đẩy Thành...

    Thứ đang rất thiếu và rất yếu trong trường học (và cả trong gia đình, ngoài xã hội) chúng ta đây ạ!
    Mặc dù gần đây sách vở, tài liệu về phát triển/giáo dục/rèn luyện “năng lực cảm xúc”, “trí tuệ cảm xúc”, “EQ” bắt đầu trăm hoa đua nở, nhưng các giáo viên “thực chiến” chắc chắn sẽ rất thích cuốn sách này của cô giáo Hong Dinh, một giáo viên người Việt có kinh nghiệm làm việc trong hệ thống trường học Mỹ.
    Là một giáo viên, viết cho giáo viên để có thể thực hành “ngay và luôn”, nên sách của cô giáo HONG DINH rất rõ ràng về cấu trúc:
    ✅ Tổng quan về trí thông minh cảm xúc và giáo dục cảm xúc xã hội (Trí thông minh cảm xúc là gì? Cảm xúc xã hội là gì? Lịch sử giáo dục cảm xúc xã hội (Social-Emotional Learning – SEL). Yêu cầu về môi trường thực hành giáo dục cảm xúc xã hội.)
    ✅ Những năng lực cảm xúc xã hội cho từng cấp học
    ✅ Thực hành giáo dục cảm xúc xã hội trong trường học/tại nhà
    Đồng thời lại rất cụ thể, chi tiết với rất nhiều ví dụ thực tế từ kinh nghiệm dạy học của chính tác giả.
    Và cũng như hai cuốn sách trước của mình (#Học_kiểu_Mỹ_tại nhà và #Học_STEM_kiểu_Mỹ_tại_nhà), tác giả cung cấp một kho các đường link đến các trang web bổ ích, một kho tài liệu tham khảo trong trường hợp bạn muốn nghiên cứu sâu hơn, một kho các sách nên/cần đọc với trẻ, các app hữu dụng.
    Mặc dù sách có vẻ dành cho giáo viên phổ thông, nhưng rất nhiều kiến thức, kỹ năng dùng để hình thành và phát triển năng lực cảm xúc xã hội có thể áp dụng ngay từ trong giáo dục Mầm Non (tôi đặc biệt thích những cách trao đổi, giữ liên lạc với phụ huynh, những điều nên và không nên, để mối quan hệ này hoàn toàn vì trẻ).
    (Thanh Thủy)
    152.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Tự Do Học Tập - Free To Learn

    0 out of 5

    Tự Do Học Tập – Free To Learn

    “Chúng ta dường như mặc định một nền giáo dục bắt buộc với nhà trường và lớp học theo độ tuổi là cách để giúp trẻ phát triển và trở nên người có ích cho xã hội. Nhưng có khi nào ta tự hỏi, liệu điều đó có thực sự giúp ích cho quá trình phát triển của con, hay, trẻ thực sự cảm thấy thế nào về “sự nghiệp” học tập trên trường lớp ấy. Trẻ “học” được gì, và chịu tác động gì từ nền giáo dục ấy? Ta có lẽ không biết và từng trăn trở.
    Trong #Tự_do_học_tập, từ trải nghiệm của bản thân với cậu con trai, cộng với những quan sát trên cơ sở số liệu thống kê của nhiều khảo sát và nghiên cứu, cùng quá trình tìm tòi nghiêm túc, rốt ráo đến tận cùng bản chất của nền giáo dục phương Tây, tác giả đã giới thiệu một góc nhìn kinh ngạc về mối tương quan xét trên phương diện tiến hoá của việc VUI CHƠI (một hoạt động mà trong đó trẻ tự dạy chính mình), trẻ em, và việc học đích thực cho những người làm cha mẹ.”
    Không chỉ cha mẹ, mà những nhà giáo dục, những nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách và nói rộng ra là cả xã hội nên lưu tâm đến nội dung này.
    Đặc biệt là tất cả những ai đang làm việc với trẻ MN – từ giảng viên sư phạm Mầm non, các cán bộ quản lý, chủ trường, đến các giáo viên trực tiếp đứng lớp – những người luôn để trên cửa miệng câu “vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ” nhưng thản nhiên trước lịch hoạt động một ngày của trẻ không có kẽ hở nào cho vui chơi tự do chen chân vào, cần tham khảo nghiên cứu này.
    (Cá nhân tôi cho rằng #Tự_do_học_tập nên được coi là tài liệu bắt buộc cho sinh viên sư phạm Mầm Non khi học về hoạt động vui chơi. Các giảng viên Sư phạm, do đó, phải đọc trước nhỉ?)
    (Thanh Thủy)
    235.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Giáo Dục Trẻ Em - Những Bài Giảng Đầu Tiên Về Giáo Dục

    0 out of 5

    Giáo Dục Trẻ Em – Những Bài Giảng Đầu Tiên Về Giáo Dục

    Các bài giảng trong cuốn sách GIÁO DỤC TRẺ EM được tập hợp từ năm 1906 đến năm 1912 và đã có từ trước khi thành lập trường Waldorf đầu tiên năm 1919. Tuy nhiên, nhiều nguyên tắc của lí thuyết và thực hành giáo dục Waldorf sẽ được tìm thấy trong các bài giảng này. Tất nhiên, trọng tâm có chút khác biệt vì khi các bài giảng này được đưa ra, chưa có trường học thực tế để các nguyên tắc quan trọng mà Rudolf Steiner mô tả được đưa vào thực hành. Steiner đã thấy rất rõ ràng: các trường học phải được xây dựng để qua đó các chân lí của khoa học tâm linh có thể được thể hiện trên thực tế vì lợi ích của con người và sự tiến hóa đang diễn ra của loài người:

     

    Khoa học tâm linh, với đặc tính và khuynh hướng vốn có, có nhiệm vụ cung cấp một khái niệm thực tế về thế giới – một ngành khoa học hiểu được bản chất của cuộc sống con người… Vì khoa học tâm linh không phải để trở thành một lí thuyết xa rời cuộc sống, chỉ đơn thuần phục vụ sự tò mò hay khao khát tri ​​thức của con người. Nó cũng không có ý định trở thành công cụ cho một số người vì những lí do ích kỉ muốn đạt được sự phát triển cao hơn cho chính họ. Không, khoa học tâm linh có thể tham gia và hoạt động trong các nhiệm vụ quan trọng nhất của con người hiện đại và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của họ vì phúc lợi của loài người.

     

    Nói cách khác, nếu đổi mới tâm linh được hứa hẹn bởi thần học không phải là một lời hứa suông thì khoa học tâm linh “phải đưa ra được những phương tiện hữu hiệu và thiết thực nhất để giải quyết những vấn đề cấp thiết của cuộc sống hiện đại”. Tất nhiên, giáo dục là một vấn đề như vậy. Tuy nhiên, Steiner thấy khá rõ ràng rằng bất cứ chỉ dẫn nào mà khoa học tâm linh có thể cung cấp cho sự phát triển của giáo dục đều không được có hình thức là một chương trình trừu tượng mà phải phát sinh một cách tự nhiên từ bản chất của trẻ em, con người đang tiến hóa, trong đó chứa đựng hạt giống tương lai của chính nó.

    Do đó, các bài giảng này phần lớn là mang tính mô tả. Trong đó, Rudolf Steiner mô tả bức tranh con người là thực thể gồm bốn phần – cơ thể vật lí, cơ thể sinh lực hay cơ thể ether (life-body hay etheric body), cơ thể cảm xúc hay cơ thể astral (sentiment body hay astral body), và cái Tôi – chỉ ra cách các thành phần này hoạt động cùng nhau trong con người đang tiến hóa, cũng như trong nhân loại nói chung. Bất kì nhà giáo dục nào nhận ra sự tương tác này ở đứa trẻ đang phát triển sẽ giảng dạy khác đi và sẽ dạy các môn học khác nhau, tùy theo độ tuổi và tình trạng của trẻ. “Giáo dục trẻ em dưới ánh sáng của khoa học tâm linh” là bài giảng đầu tiên, dài nhất, nổi tiếng nhất và được yêu thích nhất trong cuốn sách này, đưa ra ý nghĩa của quan điểm này một cách thuần thục. Ban đầu được giảng công khai tại tòa nhà Architektenhaus (Kiến trúc sư) ở Berlin vào ngày 10 tháng 01 năm 1907 như bài giảng sáng lập của sư phạm khoa học tâm linh, sau đó bài giảng được đăng trên tạp chí Lucifer-Gnosis vào tháng 4 cùng năm.

    115.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Tâm Lý Học Trẻ Em

    0 out of 5

    Tâm Lý Học Trẻ Em

    Trẻ em luôn là nguồn vui, là niềm hạnh phúc và hy vọng của gia đình, và cũng là tài sản cho một đất nước trong tương lai, nhưng điều này sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào sự hiểu biết về trẻ thơ và các vấn đề chăm sóc, nuôi dạy của chúng ta. Hiểu rõ sự phát triển của trẻ trên cả hai mặt thể chất và tinh thần sẽ giúp các bậc cha mẹ và các nhà giáo hoàn thiện hơn khả năng chăm sóc và dạy dỗ con em.
    Để có sự hiểu biết đầy đủ hơn về trẻ em, tập sách này có chủ đích ghi lại những chi tiết thuộc về tiến trình phát triển của trẻ trên cả hai mặt thể chất và tinh thần đã được ngành y học hiện đại nghiên cứu và khảo sát trong suốt các thập niên gần đây. Sách được chia làm 3 phần:
    – Phần 1: Bao gồm 4 chương bàn về các vấn đề sinh hoạt tổng quát liên quan đến lãnh vực sinh lý cơ thể và tâm lý của con người.
    – Phần 2: Bao gồm 11 chương. Đặc biệt mỗi chương đề cập đến một đề tài liên hệ đến quá trình phát triển các mặt trí tuệ, tính khí, nhận thức, trí nhớ, giới tính, v. v. cùng với sự khôn lớn của trẻ trong các bối cảnh gia đình, học đường và xã hội.
    – Phần 3: Bảng thuật ngữ tâm lý học trẻ em.
    Các kiến thức trong sách không chỉ bổ ích cho các bậc phụ huynh mà nó cũng vô cùng cần thiết cho mọi chuyên viên trong ngành giáo dục, đặc biệt là đối với các giáo chức và sinh viên trong ngành sư phạm mẫu giáo.

    195.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Một Kiểu Bình Thường Khác

    0 out of 5

    Một Kiểu Bình Thường Khác

    🔰 Cuốn sách này dành cho những TÂM HỒN
    Không bao giờ hoàn toàn hoà nhập
    Những tâm hồn lẻ loi
    Những người không thể thích nghi
    Và bị bảo phải trơ ra hơn nữa.
    🔰 Cuốn sách này dành cho những người
    Cảm thấy XA LẠ, kỳ quặc hay sai trái
    Như thể là, mọi người đều biết quy tắc và luật lệ
    Còn họ bị bỏ lại, bám đuổi theo sau.
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG CÔ GÁI “NHÚT NHÁT”
    Đeo mặt nạ từ khi còn nhỏ
    Quan sát, theo dõi, rồi bắt chước
    Học cách nuốt lại những điều muốn nói.
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG CẬU BÉ KHÁC BIỆT
    Cảm thấy cuộc đời vượt quá sức mình
    Những nhu cầu kích thích quá khó hiểu
    Mà những cơn suy sụp cứ không ngừng.
    🔰 Cuốn sách này dành cho tất cả
    NHỮNG BẠN NHỎ
    Không tuân theo những nguyên tắc nhị nguyên
    Giới tính của các em tự hình thành
    Chứ không phải do các em lựa chọn.
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI
    Thường bước ngay lên phía trước
    Không chấp nhận câu trả lời “Không”
    Đôi khi có vẻ chẳng tinh tế chút nào.
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG NGƯỜI HƯỚNG NỘI
    Khép mình lại khi cuộc sống quá ồn ào
    Đèn quá sáng, áo quần thì quá chật
    Phải đi tìm lối thoát khỏi đám đông.
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG TRẺ THÔNG TUỆ…
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG NGƯỜI TRẺ BỊ LÃNG QUÊN…
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG CÔ CON GÁI…
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG CẬU CON TRAI…
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    CÁC ÔNG BỐ…
    CÁC BÀ MẸ…
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG NGƯỜI KHÁC BIỆT…
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    NHỮNG TÂM TRÍ PHI THƯỜNG…
    🔰 Cuốn sách này dành cho
    TẤT CẢ MỌI NGƯỜI…
    BẤT KỲ AI!!!
    🔰 Một cuốn sách giúp ích cho những người trẻ tuổi và cả những người-không-trẻ-tuổi-lắm đang trên hành trình khám phá bản thân. Nó giúp bạn hiểu về người tự kỷ, người KHÔNG tự kỷ, người có rối loạn thần kinh, người bình thường, và cả những người không biết mình thuộc loại nào!
    🔰 Đặc biệt hữu ích cho các bạn làm giáo dục đặc biệt. (Và đương nhiên, cho cả các bạn làm giáo dục KHÔNG đặc biệt).
    Đã thế còn hài hước cả hình lẫn chữ.
    (Thanh Thuỷ)
    168.000
  • Sản phẩm vừa được thêm vào giỏ hàng:

    Hạnh Phúc Dẫn Lối Thành Công - Thực hành giáo dục tích cực trong gia đình và nhà trường

    0 out of 5

    Hạnh Phúc Dẫn Lối Thành Công – Thực hành giáo dục tích cực trong gia đình và...

    Cuốn sách “Hạnh phúc dẫn lối thành Công: Thực hành Giáo dục tích cực trong Gia đình và Nhà trường” này là ấp ủ của cả 3 tác giả theo đúng cách tiếp cận “Giáo dục lấy con người làm trọng tâm”. Nên sách gồm 3 chương rất rõ rệt cho Học sinh [Chương 1], Phụ huynh [Chương 2] và Giáo viên [Chương 3].

    Cuốn sách lấy một cái tên rất có tính “Gợi” để xoá bỏ cái định kiến ranh giới bấy lâu nay giữa Hạnh Phúc và Thành Công. Tại sao Hạnh Phúc và Thành Công cứ phải ở 2 đầu đối lập cơ chứ? Chẳng lẽ một người bắt buộc chỉ được chọn 1 trong 2 ư? Hay có khi là chúng ta đang cực đoan đến mức nhầm lẫn? Hãy đọc cuốn sách và bạn sẽ có câu trả lời cho riêng mình.

    Cuốn sách này, mỗi chương đều thấm đẫm tinh thần của Giáo Dục Tích Cực [Positive Education]. Các phần được viết theo ẩn ý từ “Mô hình An Lạc PERMA” của Giáo sư tâm lý học nổi danh Martin Seligman. Đó là

    – Để con được Buồn; Làm người – một hành trình cảm xúc; Hạnh phúc và Khổ đau, có nhau thì mới đủ [Positive Emotion]

    – Để con được làm điều mình thích; Đừng từ bỏ giấc mơ đời mình; Dấn thân vào nghề Giáo [Engagement]

    – Một ai đó để thương; Con cần một cái ôm [Relationship]

    – Con làm gì đây khi sớm mai thức dậy; Ý nghĩa cuộc đời, tìm đâu cho có; Sống một đời Ý nghĩa [Meaning]

    – Thành công như Con muốn; Hạnh Phúc và Thành Công – không ở 2 đầu đối lập; Ngày mai hoa sẽ nở [Accomplishment]

    Cuốn sách này viết cho mọi đối tượng mà không giới hạn độ tuổi bạn đọc. Chỉ cần bạn là người quan tâm đến tương lai của Nhân loại – đó chính là trẻ em, thanh thiếu niên, và làm sao để giúp chính chúng ta, dưới vai trò là Cha mẹ, Thầy cô, rồi sau đó giúp những đứa con, học trò của mình kiến tạo nên một cuộc đời Hạnh Phúc đích thực. Đó, chính lúc đó cuốn sách này sẽ xuất hiện trên tay bạn.

    Cuốn sách này có cấu trúc rõ rệt gồm cả (1) Lý thuyết nền tảng, (2) Các bài trắc nghiệm để bạn có thể phần nào hiểu rõ bản thân mình và con cái, và (3) Các bài tập thực hành cho cả Cha mẹ, Thầy cô và Trẻ em ở nhiều độ tuổi khác nhau.

    136.000
Hỗ trợ trực tuyến